Tham dự có ông Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Bùi Đức Dương – Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, cùng các đại điện các sở, ban, ngành.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Phạm Văn Tân– Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, khung chiến lược đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS là khung xác định các đối tượng cần ưu tiên can thiệp và can thiệp cần thiết nhất, là những hoạt động phải thực hiện thì mới đáp ứng với điều kiện nguồn lực hạn chế để Việt nam vẫn có thể kiểm soát được dịch HIV trong thời gian tới.
Trình bày tại cuộc họp về nội dung khung chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS, ông Bùi Đức Dương - Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, mục tiêu chính của khung chiến lược là tăng cường tiếp cân điều trị ARV sơm để tối hóa lợi ích điều trị và dự phòng của Đt ARV đối với giảm mắc lao và lây truyền HIV. Ngoài ra, cải thiện phối hợp Lao/HIV để tăng cường chẩn đoán và điều trị HIV và Lao cho nhóm BN đồng nhiễm Lao/HIV tại 30 tỉnh, thành phố.
Ông Bùi Đức Dương - Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS trình bày khung chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp đến là duy trì gói dịch vụ dự phòng HIV tối thiểu có đối tượng nguy cơ cao (IDU,GMD, MSM) tại 30 tỉnh và nguy cơ tiếp cận với xét nghiệm HIV cho nhóm này và nhóm vợ, bạn tình của người nhiễm HIV; Hỗ trợ cung ứng thuốc MMT trong giai đoạn chuyển giao; Vận động chính sách và nâng cao năng lực các tổ chức CSO và CBO trong việc mở rộng tiếp cận, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiệm HIV cho nhóm nguy cơ cao tại 15 tỉnh, thành phố.
Ông Dương cũng cho biết thêm, mục tiêu của năm 2015-2017 là xây dựng năng lực thể chế, lập kế hoạch và phát triển lãnh đạo trong khối cộng đồng; giám sát cộng đồng; Vận động chính sách để tăng tính giải trình và trách nhiệm xã hội; Kết nối cộng đồng, điều phối và hợp tác; Nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự; Vận động chính sách để cải thiện môi trường pháp luật; Hỗ trợ pháp lý và giáo dục pháp luật; Tập huấn về quyền và chính sách liên quan đến các nhóm bị ảnh hưởng chính sách cho cán bộ y tế, cán bộ của các cơ quan chính quyền địa phương.
người tiêm chích ma túy được tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi đến năm 2017 chỉ số cam kết là 25.579; Số người MSM được tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi là 18.029; Số phụ nữ bán dâm được tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi là 8.129; Số tổ chức xã hội dân sự có năng lực cung cấp các dịch vụ liên quan đến HIV cho cộng đồng của họ và vận động chính sách liên quan đến các vấn đề của cộng đồng là 102.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi và đưa ra các đề xuất, kiến nghị trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng, chồng HIV/AIDS, cũng như góp ý về nội dung đề xuất Quỹ Toàn cầu hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS để tháo gớ những khó khăn, thách thức của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.
Tin LHHVN