English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong nước

Nông nghiệp công nghệ cao: Xu thế phát triển (04/04/2018)

 Nông nghiệp công nghệ cao sản xuất ra những sản phẩm với quy mô lớn đạt tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với các công nghệ đang xử dụng và ngoài ra còn có tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm.
 
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; giúp cho nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô được mở rộng; làm giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Hạn chế được tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa trong sản xuất.
 
Những công nghệ cao điển hình trong canh tác cây trồng như: Lai tạo giống; nuôi cấy mô thực vật In vitro; trồng cây trong nhà kính; trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể; tưới nhỏ giọt…; trong chăn nuôi và thủy sản thì đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất; sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắt thể và chuyển đổi giới tính ở các; hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi; công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ.
 
Một số công nghệ cao nổi bật làm thay đổi nền nông nghiệp trên thế giới như: Nông nghiệp siêu chính xác; công nghệ lốp High-flex tires, với công nghệ này lốp có thể với áp suất không khí thấp hơn từ 20%-40% so với lốp có bố tỏa tròn tiêu chuẩn, tạo ra vết bánh xe dài hơn; công nghệ BUS; công nghệ FRID; động cơ SCR/EGR; hệ thống sản xuất điện; các chế phẩm sinh học; viễn thông và công nghệ thông tin; giao thông được kiểm soát; những bộ cảm biến đất và cây trồng; đặc tính chịu hạn; sản xuất ethanol hiệu quả cao; công nghệ nhiễm sắt thể mini; máy trút hạt tự động; tự động hóa phổ biến; xe tự lái; mạng Internet và máy tính di động.
 
Tiềm năng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao được hình thành. Các khu này được hưởng các chính sách ưu đãi về các loại thuế, các dịch vụ chất lượng cao và thu phí thấp để thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng các cơ sở sản xuất, thực hiện các khâu trình diễn công nghệ, sản xuất các sản phẩm mới, tổ chức tập huấn và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất địa phương.
 
Tại Bình Dương, nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được ban hành, điển hình năm 2012, tỉnh đã ban hành quy định về những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nôn nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015 tại Quyết định số 46. Theo đó, nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của Bình Dương được hình thành, với hạn mức cho vay từ 50 triệu đồng đến hơn 5 tỷ đồng, lãi suất tối đa bằng 60% mức trần lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng loại trả sau do Ngân hàng Nhà nước quy định.
 
Năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 43/2015/NQ-HĐND8 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020. Theo đó, lãi suất vay ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương tại từng thời điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Quy mô đầu tư của phương án từ 01 tỷ đồng trở xuống tối đa bằng 90% giá trị đầu tư của phương án, trên 01 tỷ đồng tối đa bằng 80%.
 
Năm 2016, tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 04. Theo đó, các chủ đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn sử dụng nguyên vật liệu từ nông nghiệp; sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng vùng nguyên liệu; đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; đầu tư mua giống, vật tư, nhiên liệu; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Lãi suất vay ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương tại từng thời điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (tối đa bằng 90% giá trị đầu tư của phương án nếu quy mô đầu tư của Phương án từ một tỷ đồng trở xuống, tối đa bằng 80% nếu quy mô đầu tư của Phương án trên một tỷ đồng.
 
Tính đến nay, Bình Dương đã quy hoạch và triển khai xây dựng 4 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 980 hecta. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt 1 khu và 3 khu chăn nuôi đang hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều cơ hội cho bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng để tham gia thị trường xuất khẩu. Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái - huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương, thành viên của tập đoàn U&I, là đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh. Trong những năm qua, sản phẩm nông nghiệp nghiệp của Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái đã xuất khẩu đi sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc…; khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng - xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên với quy mô 78,5ha; khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang, huyện Phú Giáo, quy mô gần 472 ha do Công ty cổ phần Đường Bình Dương làm chủ đầu tư đang triển khai trên diện rộng. Tại xã Vĩnh Tân - thị xã Tân Uyên cũng có nông nghiệp công nghệ cao quy mô 17,6ha do Công ty TNHH Ba Huân đầu tư đã thực hiện 100%. Những sản phẩm của các khu nông nghiệp này được tiêu thụ chủ yếu trong hệ thống siêu thị và xuất khẩu.
 
Ngoài các khu nông nghiệp công nghệ cao, toàn tỉnh còn có vùng chăn nuôi tập trung kỹ thuật cao, với tổng đàn gia súc hơn 380.000 con, tổng đàn gia cầm hơn 3,2 triệu con... Nông nghiệp công nghệ cao đã làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp của tỉnh. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Bình Dương chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư trên qui mô lớn, sản xuất nông nghiệp tập trung. Những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang tiếp tục tạo đòn bẩy cho quá trình gia tăng giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh.
 
Thu Huyền



  Tin liên quan
  • Việt Nam dần hình thành hệ sinh thái chip bán dẫn (15/10/2023)
  • Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (07/10/2023)
  • Nhiều chương trình ưu đãi trong Tháng tiêu dùng số (06/10/2023)
  • Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G vào đầu năm 2024 (20/09/2023)
  • Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (29/04/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9876643
Đang online: 35
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI