Luyện tập dưỡng sinh: Tăng cường sức khỏe (24/12/2015)
Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm 3 gồm ba phần: luyện tập, ăn uống và thái độ trong cuộc sống. Luyện tập nhằm giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, tăng cường sức chịu đựng, khả năng thích ứng của cơ thể và rèn luyện bản lĩnh của con người. Phương pháp này đã được bác sĩ Nguyên Văn Hưởng, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam xây dựng dựa trên nền tảng là thuyết tinh - khí - thần. Tập luyện dưỡng sinh còn có thể chữa được một số bệnh mãn tính và phục hồi chức năng sau khi tổn thương. Dưỡng sinh có nhiều phương pháp tập luyện, mỗi phương pháp gồm nhiều động tác và bài tập khác nhau. Muốn đạt được kết quả điều cốt yếu phải tập kiên trì đều đặn và chọn một cách tập phù hợp với tình hình sức khỏe, bệnh tật, phù hợp với điều kiện công tác và sinh hoạt của mình.
Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở. Kỹ thuật thở đúng “mở thanh quản ở thời giữ hơi, sau khi hít vào gắng sức” thì không thể bị tai biến được. Cách luyện thở có thể là hai thời, ba thời hoặc bốn thời tùy theo thể trạng và bệnh tật của mỗi người, nhưng theo phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thì chú trọng nhất ở phép thở bốn thời: hít vào, giữ hơi, thở ra và nghỉ.
Luyện tập
Luyện ý: Còn gọi là luyện tinh thần. Rèn luyện cách nghĩ và nếp sống. Mỗi người phải luyện cho mình một cuộc sống tươi, vui, tránh những ham muốn quá mức, những ý nghĩ đen tối, những dục vọng tầm thường. Đồng thời gắn mình vào đời sống tập thể, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, ham đọc ham làm, không lười nhác và ỷ lại và xây dựng cho mình có một tâm hồn trong sáng một ước mơ cao đẹp mà tuổi trẻ cần vươn tới.
Luyện khí: Còn gọi là luyện thở "khí công". Thở là một sự hoạt động vừa tự nhiên vừa theo ý muốn. Thông qua sự thở theo ý thuốn ta có thể tác động đến các nội tạng trong cơ thể như làm cho thần kinh bớt căng thẳng, tim đập chậm lại, dạ dày và ruột hoạt động tốt hơn, trong luyện tập và chiến đấu nếu biết “làm chủ động nhịp thở" thì bản chất chiến đấu và hiệu suất chiến đấu cao hơn.
Nguyên tắc thở “khí công”: Tập trung ý theo dõi hơi thở, thở chậm sâu và đều, thở bằng bụng (tức là thở bằng cơ hoành) là chủ yếu không khí vào phổi qua mũi.
Luyện hình: Bao gồm phương pháp vận động cơ, khớp và tự xoa bóp: Tập theo chức năng của từng bộ phận, từng cơ khớp. Có thể tập vận động như: đi bộ, chạy, bơi, tập thể dục buổi sáng, Khi tập phải chú ý kết hợp nhịp thở và tập trung ý đào tạo động tác. Luyện tập xoa bóp thường vào buổi sáng trước hoặc sau lúc tập vận động và cũng có thể làm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lợi ích khi luyện tập dưỡng sinh
Về sức khỏe: Cơ thể người là một hệ thống mở, có thể giao tiếp năng lượng với thế giới bên ngoài. Phương pháp Dưỡng sinh Trường Sinh học khai mở các Luân xa (đại huyệt) trên cơ thể, giúp người tập thu nhận nhiều năng lượng có ích từ vũ trụ để:
- Thông kinh mạch bị tắt nghẽn, khí huyết điều hòa.
- Hào quang cơ thể được điều chỉnh hết những rối loạn. Rối loạn hào quang là một trong những nguyên nhân gây bệnh (được chứng minh qua máy chụp ảnh Kirlian).
- Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp được tăng cường năng lực, cung cấp nhiều oxy, dưỡng chất cho từng tế bào, kích thích tế bào hoạt động giúp cơ thể phục hồi những thương tổn.
- Khi tập Dưỡng sinh Trường Sinh học, hoạt động hít thở giúp âm dương điều hòa, hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm cân bằng ổn định nhịp tim và huyết áp, điều tiết các hoạt chất, những hormon trong cơ thể.
Dưỡng sinh Trường Sinh học còn giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật, cơ thể ít nhiễm bệnh, hoặc nếu bị những thứ bệnh thông thường chỉ cần dùng phương pháp tự điều chỉnh bệnh sẽ hết. Nếu bị thương vết thương cũng mau lành.
Về tinh thần:
Người tập Dưỡng sinh Trường Sinh học tinh thần luôn ở trạng thái lạc quan yêu đời. Những âu lo, căng thẳng, stress, được hóa giải. Khi ngồi tập thu năng lượng, những tạp niệm giảm dần tiến đến trạng thái tĩnh lặng vô thức. Tinh thần trở nên an nhiên điềm đạm, làm chủ được cảm xúc, giảm bớt sự nóng nảy, tức giận,… Trí não minh mẫn, suy nghĩ sáng suốt hơn, tầm nhìn mở rộng.
Riêng những ai có bệnh lý về tinh thần như trầm cảm, stress cũng hưởng lợi lớn từ việc tập dưỡng sinh. Cả những bệnh nhân tim mạch, hay bị huyết áp tăng, viêm khớp kinh niên cũng có những dấu hiệu thuyên giảm bệnh khi tham gia việc tập dưỡng sinh.
Đối tượng luyện tập
Người có sức khỏe yếu, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính. Tuy nhiên khi tập cần có sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên môn, nếu tập không đúng cách hoặc quá sức sẽ có hại. Người trẻ khỏe cần duy trì tập luyện để khỏe hơn. Cần kết hợp ăn uống đầy đủ chất, uống nước nhiều, sống điều độ và tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Mai Hà (tổng hợp)