Luật An toàn thông tin mạng (24/12/2015)
Luật An toàn thông tin mạng vừa được Quốc hội chính thức thông qua ngày 19/11/2015 là một văn bản pháp lý mạnh mẽ, định hướng cho sự phát triển của ngành, kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu bảo vệ an toàn thông tin (ATTT), bảo vệ Chính phủ điện tử, bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Và được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố vào sáng 18/12/2015.
Luật An toàn thông tin mạng gồm 8 Chương, 54 Điều quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, bao gồm bảo đảm ATTT trên mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTT mạng; kinh doanh trong lĩnh vực ATTT mạng; phát triển nguồn nhân lực ATTT mạng; quản lý nhà nước về ATTT mạng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ATTT mạng. Theo đó, Ngoài quy định chung, Luật có một số nội dung chính như:
Bảo đảm an toàn thông tin mạng: Mục bảo vệ thông tin (Điều 9 - Điều 15) gồm có quy định về phân loại thông tin; quản lý gửi thông tin; phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại; bảo đảm an toàn tài nguyên viễn thông; ứng cứu sự cố ATTT mạng; ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTT mạng trên mạng. Mục bảo vệ thông tin các nhân (Điều 16 - Điều 20) có các quy định liên quan đến nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; thu thập và xử lý thông tin cá nhân; cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân; bảo đảm ATTT cá nhân trên mạng; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân;
Mục bảo vệ hệ thống thông tin (Điều 21- Điều 28) quy định phân loại cấp độ ATTT của hệ thống thông tin; nhiệm vụ bảo vệ hệ thống thông tin; biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin; giám sát an toàn hệ thống thông tin; hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin; trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin sử dụng nguồn vốn nhà nước; trách nhiệm bảo đảm ATTT mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Mục ngăn chặc xung đột thông tin trên mạng (Điều 29 - Điều31) quy định nội dung; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng cho mục đích khủng bố.
Mật mã dân sự (Điều 32 – Điều 38) quy định sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, hồ sơ cấp phép kinh doanh… mật mã dân sự; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTT mạng (Điều 39 - Điều 41) quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; kiểm định, đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về ATTT mạng.
Kinh doanh trong lĩnh vực ATTT mạng với Mục “Cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng” (Điều 42 – Điều 52) quy định về kinh doanh trong lĩnh vực ATTT mạng; sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực ATTT mạng; điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng; sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng. Mục “Quản lý ATTT mạng đối với sản phẩm nhập khẩu” (Điều 53 - Điều 54) duy định nguyên tắc quản lý nhập khẩu sản phẩm ATTT mạng; sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép trong lĩnh vực ATTT mạng.
Phát triển nguồn nhân lực ATTT mạng (Điều 55 - Điều 57), quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTT mạng; đào tạo, dạy nghề ATTT mạng; và chứng chỉ đào tạo ATTT mạng.
Quản lý nhà nước về ATTT mạng (Điều 58 - Điều 60), quy định về nội dung quản lý nhà nước về ATTT mạng; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTT mạng.
Luật ATTT mạng được ban hành sẽ hướng đến giải quyết các yêu cầu về ATTT mạng quốc gia, qua đó: hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về ATTT theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành và phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm ATTT mạng, phát triển lĩnh vực ATTT mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Luật An toàn thông tin mạng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.
Trần Phước