English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong nước

Thảo mộc - thuốc sâu sinh học (07/09/2018)

 Trong nông nghiệp, việc sử dụng quá mức phân bón và thuốc hóa học trừ sâu bệnh, trừ cỏ mỗi năm một tăng đã dẫn đến những hệ lụy mà gần đây các chuyên gia liên tục cảnh báo như gây suy thoái và ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, tích lũy kim loại nặng, tiêu diệt vi sinh vật có ích, tồn dư các chất độc hại trong đất, trong nước, tích lũy trong các loại nông sản, thủy hải sản, gây độc cho cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một số nông sản có lượng hóa chất tồn dư vượt mức cho phép đã và sẽ gặp nhiều khó khăn trên thị trường (kể cả thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu) và sản xuất sẽ trở nên kém bền vững, sản phẩm giảm sút tính cạnh tranh.
 
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã dẫn theo biến đổi cơ cấu cây trồng và dịch hại. Hiện tượng cây trồng kháng sâu bệnh ngày một giảm, trong khi tính kháng thuốc của cây trồng ngày một tăng. Do vậy, người nông dân đã phải tăng liều lượng và nhiều chủng loại thuốc hóa học khác nhau để ngăn chặn dịch bệnh cho cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón hóa học và các loại thuốc hóa học cũng đã gây ra hiện tượng: Sự cân bằng sinh thái trong đất bị phá vỡ. Đất ngày càng thoái hóa, trong đất tích lũy nhiều chất độc hại, nguồn bệnh và tuyến trùng gây hại trong đất cũng gia tăng theo làm trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mùa vụ chịu nhiều rủi ro hơn, năng suất không ổn định và thiếu bền vững, nông sản thực phẩm thiếu an toàn.
 
Do vậy, xu thế tất yếu trong nông nghiệp là “sản xuất xanh” được ngành ngày càng chú trọng hơn, để quản lý được dịch bệnh cần có các giải pháp và quy trình theo phương pháp sinh học và hữu cơ như: Quản lý dịch hại bằng biện pháp bảo tồn thiên địch; sử dụng những giống cây trồng mới, cây chuyển gen có tính chống chịu và đề kháng cao với những loại sâu bệnh hại; có năng suất và chất lượng cao; xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho từng loại cây trồng; áp dụng qui trình canh tác theo hướng và theo quy chuẩn “Nông nghiệp hữu cơ”; khai thác và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Thảo mộc và được sản xuất bằng công nghệ sinh học (chế phẩm sinh học).
 
Chuyển canh tác hóa học, truyền thống sang canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ.Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ cao vào qui trình kỹ thuật chăm sóc cây trồng sẽ giúp cho đất khỏe - cây khỏe và môi trường khỏe. Góp phần rất lớn cho việc xây dựng một nền Nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, việc ứng dụng chế phẩm sinh học thế hệ mới, thân thiện với môi trường lại duy trì được “sức khỏe” và độ màu mỡ của đất. Đó là các loại chế phẩm sinh học sản xuất theo công nghệ nano bổ sung các chất axit amin, công nghệ vi sinh và enzym… được khai thác và chế biến từ nguyên liệu thảo mộc, hữu cơ thiên nhiên, có hoạt lực cao.
 
Trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm hiểu một số loại thảo mộc tự nhiên có một số hoạt chất có khả năng khống chế và ngăn chặn sâu bệnh hại rất hiệu quả. Họ đã nghiên cứu các dung môi và ứng dụng công nghệ sinh học để chiết suất các hoạt chất có trong thảo mộc. Các vật liệu được sử dụng trong Thảo mộc như:
 
Neem: Đã từ lâu người Ấn Độ cổ đại đã sử dụng dầu Neem giúp cây khỏe mạnh, hoàn toàn tự nhiên để tránh được sâu bệnh. Trong thực tế, dung dịch Neem là thuốc trừ sâu tự nhiên mạnh mẽ nhất trên hành tinh.
 
Dầu khoáng: Thuốc trừ sâu hữu cơ này hoạt động tốt cho khử côn trùng và trứng của chúng.
 
Tinh dầu tỏi, ớt, gừng: Tinh dầu tỏi, gừng và ớt là thuốc trừ sâu lý tưởng cho cây trồng. Trong ớt, tỏi, gừng chứa chất cay và hàm lượng acid lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại trên các loại rau ăn lá.
 
Để làm dung dịch này người ta xắt nhỏ hành, tỏi và trộn ớt bột theo tỉ lệ 1:1:1, hòa hỗn hợp với nước (khoảng 1 lít nước cho một muỗng ớt, tỏi, hành) và ngâm trong vòng một giờ. Sau đó lọc lấy nước, hòa thêm một muỗng xà phòng và khuấy đều. Với dung dịch thuốc này, ta phun đều lên cây, trường hợp không có bình phun thì dùng chổi rơm mềm quét hỗn hợp lên phần cây bị bệnh.
 
Cúc áo hoa vàng (Spilanthes acmella (L.) Murr.) thuộc họ cúc (Asteraceae), tên khác là nụ áo vàng, cỏ the, là một cây nhỏ. Lá mọc đối, mép khía răng. Hoa hình đầu màu vàng, quả bế. Toàn cây, nhất là hoa, có vị cay, tê nóng. Cây mọc hoang ở ven đường, bờ bãi. Cao chiết từ các cụm hoa tươi cây cúc áo hoa vàng có tác dụng diệt bọ gậy của muỗi anophen dưới dạng nhũ dịch với xà phòng và hòa loãng với nước. Hoạt chất spilanthol chiết xuất từ hoa cúc áo phơi khô cũng có tác dụng diệt bọ gậy muỗi anophen và muỗi culicides. Nó có hiệu lực diệt bọ gậy của muỗi culex pipiens ở nồng độ pha loãng 1/30.000. Spilanthol diệt bọ gậy kém hơn DDT, nhưng nếu phối hợp hai chất này thì tác dụng tốt hơn. Hoa cúc áo giã nát, ngâm nước cho đặc cũng làm chết nhiều bọ gậy.
 
Tinh dầu xả: Có tác dụng xua đuổi côn trùng như: muỗi, kiến, nhện… rất tốt cho cây trồng.
 
Một số lưu ý khi chiết xuất thảo mộc
 
Nano thảo mộc là sản phẩm được tổng hợp từ các vật liệu tự nhiên trên, hòa tan trong nước có tác dụng phòng trừ và tiêu diệt dịch hại hiệu quả trên hầu hết các loại cây trồng và có tác dụng trong thời gian dài…
 
Không sử dụng các dụng cụ dùng trong chiết xuất thảo mộc cho việc nấu ăn. Không uống hoặc chứa nước uống trong các thùng chứa hợp chất. Rửa sạch tất cả dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
 
Khi dự trữ thảo mộc cho những lần sử dụng sau, cần đảm bảo chúng được làm khô hoàn toàn và trữ trong các vật chứa thoáng khí (không sử dụng vật chứa bằng nhựa). Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Trước khi dùng, cần đảm bảo chúng không bị mốc. Luôn thử hợp chất chiết xuất trên vài cây bệnh trước khi sử dụng/phun xịt trên diện rộng. Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với chất chiết xuất.
 
Ánh Nguyệt



  Tin liên quan
  • Việt Nam dần hình thành hệ sinh thái chip bán dẫn (15/10/2023)
  • Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (07/10/2023)
  • Nhiều chương trình ưu đãi trong Tháng tiêu dùng số (06/10/2023)
  • Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G vào đầu năm 2024 (20/09/2023)
  • Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (29/04/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9877247
Đang online: 39
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI