English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
    • Bản tin số 04 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong nước

Công nghệ màng (membrane) - phương pháp cô đặc nước trái cây không sử dụng nhiệt (15/12/2018)

Trong công nghiệp sản xuất nước quả trên thế giới, người ta thường sử dụng 4 quá trình phân riêng bằng membrane như sau: vi lọc (MF), siêu lọc (UF), lọc nano (NF) và thẩm thấu ngược (RO). Tùy thuộc vào nguyên liệu và yêu cầu công nghệ của sản phẩm mà lựa chọn membrane và phương pháp phân riêng thích hợp. Phương pháp này đã được nghiên cứu và ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước trái cây với những ưu điểm sau: Giữ nguyên vẹn hương vị của sản phẩm; Các thành phần trong nước trái cây không bị biến tính do nhiệt độ cao; loại bỏ được một số thành phần không mong muốn (tannin, polyphenol oxidase); tổng hoạt tính chống oxy hóa của nước trái cây được cô đặc bằng phương pháp membrane cao hơn so với nước trái cây được cô đặc bằng phương pháp nhiệt. Đây là một phương pháp tiên tiến, có tiềm năng ở quy mô công nghiệp.

Quá trình phân riêng bằng membrane

Quá trình phân riêng bằng membrane có một số điểm tương tự như quá trình lọc. Membrane đóng vai trò vật ngăn để phân riêng các cấu tử. Tuy nhiên áp suất là động lực duy nhất trong kỹ thuật phân riêng bằng membrane. Do sự phân riêng được thực hiện ở mức độ phân tử hoặc ion nên đối tượng của quá trình thường không phải là hệ huyền phù mà là những dung dịch chứa các cấu tử hòa tan có phân tử lượng khác nhau.

Kết quả của quá trình phân riêng bằng membrane sẽ cho ta hai dòng sản phẩm: Dòng sản phẩm qua membrane được gọi là permeate; dòng sản phẩm không qua membrane được gọi là retentate.

Phân riêng bằng membrane không cần sử dụng phụ gia, có thể được tiến hành đẳng nhiệt ở nhiệt độ thấp và tiêu thụ ít năng lượng, dễ mở rộng và thu hẹp quá trình cũng như kết hợp với những quá trình phân riêng khác. Quá trình membrane không sử dụng dung môi hữu cơ độc hại, có tính linh động, đơn giản và không yêu cầu nhiều không gian cho thiết bị.

Một điểm khác biệt nữa cần lưu ý là quá trình lọc có thể được thực hiện trong điều kiện hở (trong điều kiện áp suất khí quyển), ngược lại, quá trình phân riêng bằng membrane bắt buộc phải thực hiện trong thiết bị kín dưới một áp lực nhất định

Mô hình lọc cross-flow và dead-end

Mô hình lọc cross-flow, giống như lọc dead-end, có động lực là áp suất. Trong lọc dead-end, dung dịch nhập liệu được dẫn vuông góc với bề mặt membrane. Khi đó, gradient áp suất qua các lỗ membrane, đặc trưng bởi chênh lệch áp suất xuyên membrane, sẽ làm cho dòng dung môi và chất tan thấm qua membrane. Chất tan không thấm hoặc ít thấm qua membrane được di chuyển đối lưu tới bề mặt membrane (hoặc vào các lỗ) và tích tụ ở đó làm tăng trở lực của dòng chảy. Trở lực này tăng theo chiều dày của lớp bã lọc tạo thành.

Trong lọc cross-flow, dung dịch nhập liệu chảy song song với bề mặt membrane, nên không gây tích tụ các chất trên bề mặt membrane, do đó không làm tăng trở lực dòng chảy nhanh như trường hợp lọc dead-end. Mô hình lọc cross-flow phức tạp hơn nhiều so với lọc dead-end do cần phải quan tâm tới những thay đổi về các điều kiện dọc theo chiều dài bộ lọc. Các phương pháp phân riêng bằng membrane:

Lọc thẩm thấu ngược (RO): Dưới tác dụng của áp suất, nước đi qua membrane bán thấm từ khu vực có nồng độ chất tan cao sang khu vực có nồng độ chất tan thấp. Membrane RO ngăn cản chất tan và các chất huyền phù nhưng cho phép nước thấm qua. Membrane RO có giới hạn khối lượng phân tử khoảng 100Da, áp suất xuyên membrane 10 - 50 bar (1000 - 500kPa), cao hơn khoảng 10 lần so với UF. Khác với UF, sự phân riêng trong lọc RO diễn ra không phải do sai biệt kích thước của chất tan mà do quá trình khuếch tán dưới tác dụng của áp suất.

Lọc nano (NF): Membrane NF phân riêng các chất có khối lượng phân tử trong khoảng 100 - 500Da và cho phép phân riêng ion dựa trên độ khuếch tán và điện tích. Quá trình NF dùng membrane có kích thước lỗ hiệu quả lớn hơn so với membrane RO, độ phân riêng có giá trị thấp hơn và nếu lỗ có kích thước đủ lớn, các ion hòa tan sẽ thấm hoàn toàn qua membrane.

Siêu lọc (UF): UF là quá trình phân riêng các phân tử trong dung dịch với giới hạn khối lượng phân tử trong khoảng 1 - 300kDa và kích thước lỗ khoảng 0,01μm, áp suất < 10 bar (1000kPa). rong công nghệ thực phẩm, membrane UF có thể được dùng để phân tách protein và carbonhydrate, tách chất béo, dầu, mỡ đã được nhũ hóa từ nước thải.

Vi lọc (MF): Vi lọc thường được dùng để phân riêng huyền phù và các chất keo. Membrane vi lọc có kích thước lỗ trong khoảng 0,1 - 10μm, phân riêng chọn lọc các chất với khối lượng phân tử > 200kDa (dựa trên hiệu ứng sàng).

Membrane có thể được sản xuất từ những vật liệu ưa nước (cellulose acetate, ceramic) hoặc kỵ nước (polypropylene, polytetrafluoroethylene). Thực tế cho thấy nếu sử dụng membrane từ vật liệu kỵ nước, chúng dễ tương tác với những thành phần kỵ nước trong nguyên liệu dòng vào. Kết quả là các mao dẫn dễ bị tắc nghẽn, quá trình phân riêng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Vật liệu làm membrane có thể được phân loại thành ba nhóm: sản phẩm tự nhiên được biến đổi, sản phẩm tổng hợp và sản phẩm vô cơ.

Đến năm 2009, nhận thấy trong nước chưa có nghiên cứu nào về cô đặc nước trái cây bằng công nghệ membrane, Ths. Lê Thị Hồng Ánh, Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và các cộng sự đã thực hiện công trình Nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ màng để cô đặc nước dứa. Đây là đề tài cấp bộ thực hiện với mục tiêu nghiên cứu đánh giá về khả năng ứng dụng công nghệ màng để cô đặc nước dứa và cải thiện chất lượng nước dứa; sản phẩm thu được có chất lượng về cảm quan tốt hơn, giảm được các biến đổi hóa lý hơn so với sản phẩm cô đặc bằng nhiệt. Kết quả đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và hoàn toàn có thể mở rộng quá trình cô đặc bằng membrane ở quy mô phòng thí nghiệm ra quy mô công nghiệp

 Thái Tân



  Tin liên quan
  • Việt Nam dần hình thành hệ sinh thái chip bán dẫn (15/10/2023)
  • Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (07/10/2023)
  • Nhiều chương trình ưu đãi trong Tháng tiêu dùng số (06/10/2023)
  • Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G vào đầu năm 2024 (20/09/2023)
  • Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (29/04/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 10011990
Đang online: 32
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI