English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong nước

Một số nghiên cứu và công dụng của cây lô hội (15/12/2018)

 Một số công trình nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy cây lô hội có rất nhiều tác dụng như: Trị vết thương, ngăn ngừa và chữa bệnh, làm thức uống, dưỡng da, dầu gội… ngày nay, lô hội được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm, thục phẩm và dược phẩm rất hữu dụng và rất hữu ích.

Đầu tiên là hai sáng chế được đăng ký ở Mỹ vào năm 1975, Stabilized aloe vera gel and preparation of same (ổn định chất gel trong Aloe vera và quá trình sản xuất) của Cobble Henry H.; Process for preparing extracts of aloe vera (quá trình chiết xuất từ cây lô hội) của Maret Ray H.; đến năm 1985, tác giả Tumlinson Larry N (US4555987) đã nghiên cứu thiết bị trích xuất chất gel tinh khiết từ cây Lô hội. Những năm tiếp theo, lượng sáng chế tăng lên đáng kể.

Ứng dụng đầu tiên trong y học hiện đại của Lô hội từ bác sĩ C. E. Collins (bang Marylan) khi ông sử dụng lá Lô hội tươi bằng cách lấy phần mềm, trong suốt đắp lên những vùng da bị tổn thương sau 24 giờ bệnh nhân đã hết hẳn cảm giác nóng buốt, đau đớn và ngứa ngáy. Phát hiện này được giới y học công nhận và ứng dụng rộng rãi. Năm 1940-1941, hai nhà khoa học T. Rowe, B. K. Lovell và Lloyd M. Parks sau thời gian dài nghiên cứu đã cho biết Lô hội giúp lành các vết bỏng nhanh hơn bất kỳ biện pháp nào khác vào thời kỳ đó.

Năm 1945, nhà bác học Nga Filatov phát hiện nước ép Lô hội chữa được nhiều bệnh ngoài da và bệnh phổi. Năm 1978 G. R. Waller ở trường Ðại học tổng hợp bang Oklahoma báo cáo cho biết trong phần vỏ và nhựa của Lô hội có chứa các acid amin tự do, các đường đơn, B-sitosterol, lupeol; trong đó B-sitosterol có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol máu; lupeol làm giảm đau và chống các vi sinh vật. Năm 1980, John Heggars ở Trung tâm Bỏng, trường Ðại học Tổng hợp Chicago tìm thấy acid salicylic và chất giống như cortison trong Lô hội, điều này giải thích phần nào tác dụng giảm đau chống viêm của cây.

Năm 1994, FDA đồng ý cho thử nghiệm trên người các chế phẩm chống HIV làm từ Lô hội, hiện các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Cho đến nay, Lô hội được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm. Theo Hiệp hội mỹ phẩm hương liệu thì các sản phẩm có Lô hội chiếm hơn 33% thị trường mỹ phẩm nói chung của Mỹ. Trong y học thế giới, Lô hội cũng có nhiều ứng dụng kỳ diệu: chống lại tế bào ung thư, kích thích hệ miễn dịch…

Ở Việt Nam, các nhà khoa học bước đầu đã nghiên cứu một số công nghệ, góp phần giải quyết những khó khăn cho người trồng. Một số kết quả có thể kể đến như:

- Công nghệ sản xuất các chế phẩm thực dưỡng từ cây Lô hội (Lô hội) Aloe vera, sản phẩm của Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2003. - Công nghệ và thiết bị sản xuất thực phẩm bảo kiện và dược phẩm, mỹ phẩm từ cây Lô hội (Lô hội) Aloe vera Barbadensis, sản phẩm của Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2006; Tác giả Nguyễn Phú Kiều cũng nghiên cứu ứng dụng dược tính của Lô hội trong y học tạo ra sản phẩm Vegakiss dùng để điều trị HIV/AIDS từ cây Trà hoa Dormoy và cây Lô hội, năm 2006… Ngày nay, người ta còn có thể chiết xuất Lô hội để làm các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da và một phần lớn Lô hội dùng làm đồ dùng hàng ngày như các loại thạch Lô hội hay nước ép trái cây.

Từ những nghiên cứu về cây lô hội, Ths. Đặng Huy Tước, Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm đã thực hiện công trình nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến mức và nước uống từ cây lô hội. Công trình này hoàn thành vào năm 2010, xây dựng quy trình chế biến sản phẩm nước và mứt Lô hội trên cơ sở nghiên cứu một số công đoạn chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; triển khai sản xuất thử nghiệm tại Viện rau quả Gia Lâm Hà Nội và Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm được 600 lít nước uống và 100 kg mứt đông Lô hội đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có hàm lượng dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản dài (3-6 tháng). Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như đăng ký.

Công dụng trong thực phẩm và dược phẩm

Tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương: Lô hội có chứa nhiều khoáng chất như Calci, Potassium, kẽm… có chứa nhiều vitamin C và E. Các chất này là tiền chất cơ bản để đẩy nhanh tiến trình làm lành da. Calci giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và mô cơ, nó cũng là chất xúc tác chính trong tất cả quá trình chữa lành vết thương.

Tác dụng chống viêm nhiễm dị ứng: Lô hội có tác dụng làm lành vết đứt, vết loét, vết phỏng hay vết sưng do côn trùng cắn đốt trên da vò nó có chứa những hợp chất hữu cơ gồm vitamin, các hormon, chất Magnesium laclate… có tác dụng ức chế phản ứng Histamin, ức chế và loại trừ Bradykinin là những thành phần gây phản ứng dị ứng và viêm.

Tác dụng chống sự lão hóa tế bào: Do lô hội có chứa Calci có liên quan đến tân tạo dịch trong tế bào cơ thể, duy trì sự cân bằng giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra, trong phần thịt lô hội có chứa 17 amino - acid cần thiết để tổng hợp protein và mô tế bào và các khoáng chất như Calci, phospho, đồng, sắt, magne, potassium, sodium… là các yếu tố cần thiết tạo cho sự trao đổi chất và các hoạt động của tế bào.

Tác dụng giải độc cho cơ thể: Do có chứa potassium nên lô hội có tác dụng cải thiện và kích thích chức năng gan, thận, hai cơ quan chủ yếu của việc loại trừ chất độc trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa Uronic acid – đây là chất có tác dụng loại trừ chất độc trong tế bào, đồng thời thành phần chất xơ có trong lô hội còn có tác dụng cuốn sạch các thành phần chất thải nằm kẹt trong các nếp gấp của ruột.

Tác dụng sinh năng lượng và dinh dưỡng: Trong thành phần của lô hội có chứa vitamin C thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sinh năng lượng cần thiết và duy trì hoạt động miễn dịch giúp phòng được nhiều bệnh.

Tác dụng tác dược: Trong lô hội cũng có Ligin, là chất giúp thấm sâu và luân chuyển cùng ới các yếu tố khác mà nó liên kết. Hơn nữa lô hội còn có polysaccharide, các chất khoáng, vitamin, amino acid… cùng với chất Ligin tẩy sạch tế bào chết, kích thích tái sinh tế bào mới, và dinh dưỡng cho da nên đây là lý do nhiều sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm pha trộn với lô hội.

Ngoài ra, lô hội còn có một số chức năng như: Tạo protein giúp hình thành tế bào và mô do có chứa các amono - acid; phân giải các chất đường, đạm và béo trong dạ dày và ruột do trong thành phần có chứa các hệ enzym phong phú; có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường ruột, làm giảm chứng táo bón và loét dạ dày; làm giảm lượng đường trong máu cho chứng bệnh tiểu đường; đẩy mạnh tác dụng của polysacaride đối với việc nâng cao khả năng miễn dịch, kháng ung thư, kháng AIDS của cơ thể người; lô hội được sử dụng làm nước giải khác dưới dạng nước ép, nước tuyết nhỉ, cocktail với hàm lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và hương vị thơm ngon như trà lô hội, rượu lô hội…

Trong mỹ phẩm: Chiết xuất lô hội có tác dụng hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài dưới 290nm. Hiệu quả này không thể có được khi sử dụng các chất chống nắng bình thường. Ngoài ra, lô hội còn có tác dụng phòng ngừa và chữa trị bệnh giảm sút bạch cầu do chiếu xạ tia x quang gây nên; đường mannan và glucose có tác dụng phòng lão hóa, phòng da nhăn, gia tăng tính đàn hồi của da. Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera (tên tiếng anh của cây lô hội) làm tên thương mại cho những loại kem chống năng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu… (Đặng Huy Tước, 2010, nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến mức và nước uống từ cây lô hội).
 
Châu Nam



  Tin liên quan
  • Việt Nam dần hình thành hệ sinh thái chip bán dẫn (15/10/2023)
  • Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (07/10/2023)
  • Nhiều chương trình ưu đãi trong Tháng tiêu dùng số (06/10/2023)
  • Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G vào đầu năm 2024 (20/09/2023)
  • Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (29/04/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9878214
Đang online: 49
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI