Thúc đẩy chuyển đổi số tiến tới nền kinh tế số, xã hội số, xây dự hệ sinh thái số (22/10/2019)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong việc xây dựng nền kinh tế số, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cách tiếp cận “sandbox”. Sandbox được hiểu là khung pháp lý thử nghiệm trong một khoảng thời gian giới hạn để các mô hình công nghệ mới có thể hoạt động, được bảo vệ và phát triển. Áp dụng sandbox đối với những cái mới khi không biết quản lý cái mới thế nào thì cho cái mới được phát triển trong một không gian, thời gian nhất định. Khi đó, các vấn đề của cái mới sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng, từ đó cơ quan quản lý hình thành chính sách, quy định quản lý phù hợp cho những vấn đề mới chưa có tiền lệ.
Theo Dự thảo của Đề án chuyển đổi số quốc gia, có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2019-2020: Số hóa các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Triển khai việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới. Giai đoạn 2 (2021-2025): Số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Giai đoạn 3 (2026-2030): Kinh tế - xã hội số toàn diện.
Theo Dự thảo, mục tiêu đến năm 2025 là Việt Nam thuộc Top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia. Chỉ tiêu về chuyển đổi số nền kinh tế là phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong các nhà sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, xuất khẩu phần mềm lớn trên thế giới. Đồng thời phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số với chỉ tiêu nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 50%. Phát triển lực lượng lao động số, đào tạo thêm 1.000.000 chuyên gia ICT…(baochinhphu.vn).
Bên cạnh đó, vào ngày 8/11/2019, tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 8 khóa XIV, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta cần có hệ sinh thái số Việt Nam. Cần phải làm chủ không gian số thì mới có thể nói đến mức độ tự chủ nền kinh tế. Khi mới nhận nhiệm vụ, hành động làm đầu tiên của Ông là thành lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội. Năm 2019, các mạng xã hội Việt Nam đạt được 65 triệu người dùng (kể cả mạng xã hội nhỏ), tăng 30% so với năm trước, dự kiến với tốc độ tăng trưởng này thì đến 2020 đạt 90 triệu nếu tiếp tục đẩy mạnh cộng với sự hỗ trợ của người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam, mục tiêu đặt ra là phải tương đương mạng xã hội nước ngoài.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa về vấn đề đặt có cần xây dựng hệ thống mạng xã hội trong nước đủ mạnh để có thể cạnh tranh và tiến tới thay thế dần mạng xã hội nước ngoài hay không, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta không đặt mục tiêu thay thế mạng xã hội ngước ngoài, vì mỗi mạng xã hội có một chức năng riêng, không gian riêng, khách hàng riêng. Chúng ta là đất nước mở, đang mời gọi đầu tư, nếu họ vào đến hoạt động kinh doanh tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, thì mạng xã hội nước ngoài và mạng xã hội Việt Nam sẽ song song tồn tại.
Kết thúc buổi chất vấn, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằn: "Mặc dù mới nhận nhiệm vụ hơn một năm nhưng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bộ trưởng đã nắm chắc thực trạng những vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực quản lý của ngành. Phần trả lời của Bộ trưởng ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, cầu thị, thẳng thắn và nhận trách nhiệm cũng như có những giải pháp cho tương lai tương đối cụ thể".
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cần khẩn trương ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; triển khai Trung tâm tiếp nhận thông xin xấu, sai trên mạng; có các giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đồng thời trang bị kỹ năng khi sử dụng thông tin trên mạng, nhất là hoạt động giáo dục trong nhà trong gia đình, nhà trường và có các biện pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Tăng cường hỗ trợ để hình thành các mạng xã hội Việt Nam đủ mạnh, hướng dẫn, hỗ trợ để người Việt dễ tiếp cận với mạng xã hội trong nước; có chính sách hỗ trợ để phát triển các doanh nghiệp số, kinh tế số, bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực này. (baochinhphu.vn)
Kinh tế số là một xu thế toàn cầu của thời đại công nghệ 4.0, là cơ hội và cũng là thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. “Việt Nam sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ, cho phép thử nghiệm các công nghệ, mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận sandbox, cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Trần Phước