Mối nguy hại cho trẻ từ đồ chơi làm bằng nhựa phế thải (19/09/2016)
Nhựa là tổng hạn chung cho một loạt các vật liệu rắn vô định hình hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp phù hợp để sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Nhựa polyme thường có trọng lượng phân tử cao, và có thể chứa các chất khác để cải thiện hiệu suất hoặc giảm chi phí. (http://www.professionalplastics.com/)
Đặc biệt, đối với đồ chơi trẻ em, các nhà sản xuất chỉ vì lợi nhuận kinh doanh của mình mà họ sẵn sàng dùng những hóa chất độc hại vào các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, từ đồ chơi cho bé và đến cả các loại sữa uống trực tiếp cũng làm giả được. Một phần cũng vì ham rẻ mà nhiều bậc phụ huynh mua cho bé những món đồ chơi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định về chất lượng… đã vô tình làm hại chính con mình do nguy cơ nhiễm độc từ nhựa phế thải.
Nhựa phế thải rất độc
“Nhựa sản xuất đồ chơi thường là những loại nhựa tái sinh nên nhà sản xuất phải bổ sung thêm các loại hóa chất để tăng cường tính chất cơ học như tăng độ bền, độ mềm dẻo. Và các chất hóa dẻo thường được dùng trong sản xuất như Dibutyl Phthalate (DBP) hay Dioctyl Phthalate (DOC). Đây là những chất gây ung thư và đặc biệt nguy hại nếu chúng ta tiếp xúc nhiều và tiếp xúc trực tiếp”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Tùng, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme cho biết.
Theo đó, với từ chiếc xe đẩy cho bé làm bằng nhựa đến các loại đồ chơi điện tử có pin, phát sáng; thú nhún;… cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại và nhiều loại khác đang bày bán trên thị trường.
Theo tài liệu Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên Hoa Kỳ cho biết”Các hóa chất này có liên quan đến bệnh ung thư, làm hại thận, ảnh hưởng đến sự phát triển não, ảnh hưởng đến các hormon điều tiết sự phát triển bình thường của trẻ. Đồng thời, các nghiên cứu của chính phủ Đan Mạch và Hà Lan cũng đã kết luận, Phthalate trong đồ chơi nhựa có thể vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngấm vào da. (vusta.vn)
Vậy lựa chọn đồ chơi cho trẻ thế nào là an toàn?
Vấn đề đặt ra hiện nay, không chỉ riêng đồ chơi nhựa nguy hại cho trẻ mà các loại đồ chơi với các chất liệu khác nhau đều có thể gây nguy hại cho trẻ nếu cha mẹ không kiểm tra cẩn thận chất liệu và độ an toàn của chúng.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Gia Điền - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết “các thành phần kim loại nặng trong nhựa, mặc dù rất độc hại, nhưng không thể nhận biết bằng cảm quan bình thường mà phải nhờ đến các thiết bị phân tích chuyên dụng. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy lựa chọn mua đồ chơi cho trẻ ở những cửa hàng đồ chơi uy tín, tìm hiểu và lựa chọn thương hiệu đồ chơi an toàn, có tem và giấy phép đảm bảo để tránh tình trạng mua phải hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.
Hơn nữa, với những loại đồ chơi có màu sắc sặc sỡ; có mùi khó chịu của nhựa và nhìn hình dáng không được sản xuất cẩn thận, đôi khi còn loang màu hoặc dính những tạp chất,… chúng ta cũng không nên cho trẻ sử dụng.
Đồ chơi làm từ nhựa thường được xử lý nhiều lần nên rất giòn và dễ nứt vỡ. Trong khi chơi trẻ thường gặm, cắn và nếu đồ chơi bị vỡ sẽ rất nguy hiểm vì có thể trẻ sẽ vô tình nuốt phải những mãnh vỡ hoặc bị các cạnh sắc của đồ chơi dính vào miệng, lưỡi,… dễ chảy máu.
Phạm Thảo (Nguồn: Internet)