Một số sáng chế nước ngoài được cấp bằng độc quyền tại Việt Nam: Lĩnh vực nông nghiệp (26/09/2016)
Tác giả: Kawano Takashi (JP), Fujinaga Masashi (JP)
Quốc gia: Nhật
Sáng chế đề cập đến hạt giống được phủ bột sắt dùng để phủ hạt giống, trong đó bột sắt này bao gồm, theo phần trăm khối lượng, bột sắt có cỡ hạt 63 µm hoặc nhỏ hơn với lượng nằm trong khoảng từ 0% đến 30%, bột sắt có cỡ hạt từ lớn hơn 63µm đến 150 µm với lượng nằm trong khoảng từ 25% đến 100%, và bột sắt có cỡ hạt lớn hơn 150 µm với lượng nằm trong khoảng từ 0% đến 50%. Điều này cho phép bột sắt này tạo ra lớp phủ không bị rơi ra trong lúc gieo hạt và cả trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, cũng có thể thu được hạt thóc giống và bột sắt sau đây: bột sắt không làm hỏng các hạt thóc giống và dễ xử lý, dùng để phủ hạt thóc giống và hạt thóc giống được phủ và được bảo vệ bằng bột sắt này.
1-0015713 Chế phẩm diệt sinh vật gây hại và phương pháp làm giảm độc tính đối với cây trồng
Tác giả: Ikeuchi Toshihiro (JP), Ohkawa Tetsuo (JP), Ohno Shuji (JP), Kawasaki Hiroshi (JP)
Quốc gia: Nhật
Sáng chế đề cập đến chế phẩm diệt sinh vật gây hại có khả năng làm cho các chất diệt cỏ có độc tính đối với cây trồng khi được sử dụng một mình trở thành có hiệu quả diệt cỏ đủ và có độc tính đối với cây trồng giảm hoặc không có độc tính đối với cây trồng.
Chế phẩm diệt sinh vật gây hại này chứa (A) chất diệt cỏ được chọn từ nhóm bao gồm hợp chất sulfonylure, hợp chất sulfonamit, hợp chất cloaxetanilit, hợp chất thiocarbamat, hợp chất axit pyrimidin-yloxy(thio)benzoic, hợp chất tetrazolinon, hợp chất pyrazol, hợp chất xyclohexandion, hợp chất axit phenoxycarboxylic, hợp chất oxazinon, và hợp chất diflometansulfonylanilit hoặc muối của chúng và (B) hợp chất được chọn trong số các hợp chất axit benzoic.
1-0015693 Hợp chất amit, thuốc trừ sâu chứa hợp chất này và phương pháp bảo vệ cây trồng khỏi sinh vật gây hại
Tác giả: Kei Yoshida (JP), Takeo Wakita (JP), Hiroyuki Katsuta (JP)
Quốc gia: Nhật
Sáng chế đề xuất hợp chất có công thức (1):
trong đó mỗi A1, A2, A3 và A4 là nguyên tử cacbon, nguyên tử nitơ hoặc nguyên tử nitơ được oxy hóa; mỗi R1 và R2 là nguyên tử hydro, nhóm alkyl tuỳ ý được thế hoặc nhóm C1-C4 alkylcarbonyl tuỳ ý được thế, mỗi G1 và G2 là nguyên tử oxy hoặc nguyên tử lưu huỳnh; X, có thể giống nhau hoặc khác nhau, là nguyên tử hydro, nguyên tử halogen, nhóm C1-C3 alkyl hoặc nhóm triflometyl;
n là số nguyên từ 0 đến 4; và Q1 là nhóm phenyl tuỳ ý được thế, nhóm naphtyl tuỳ ý được thế hoặc nhóm dị vòng tuỳ ý được thế, Q2 là nhóm phenyl hoặc nhóm dị vòng có một hoặc nhiều phần tử thế, ít nhất một phần tử thế là nhóm bất kỳ trong số nhóm C1-C4 haloalkoxy, nhóm C2-C6 perfloalkyl, nhóm C1-C6 perfloalkylthio, nhóm C1-C6 perfoalkylsulfinyl và nhóm C1-C6 erfloalkylsulfonyl.
Ngoài ra, sáng chế còn đề cập đến thuốc trừ sâu chứa hợp chất này làm hoạt chất và phương pháp bảo vệ cây trồng khỏi sinh vật gây hại.
1-0015684 Vi sinh vật, phân phosphat vi sinh và phương pháp sản xuất phân phosphat vi sinh này
Tác giả: Biu Ho (CA), En-hsiung Huang (CN), Ting Kwok Ho (CA), Ting Wing Ho (CA)
Quốc gia: Canada
Sáng chế đề xuất vi sinh vật, phân phosphat vi sinh và phương pháp sản xuất phân phosphat vi sinh này, trong đó vi sinh vật nêu trên là Streptomyces cellulosae có số liệu lưu giữ CGMCC 2167 hoặc Aspergillus versicolor có số hiệu lưu giữ CGMCC 2171.
Phân phosphat vi sinh theo sáng chế chứa sản phẩm lên men của chế phẩm vi sinh bao gồm bốn vi sinh vật là: chủng Bacillus subtilis WH2, chủng Bacillus licheniformis WH4, chủng Streptomyces cellulosae WH9 và chủng Aspergillus versicolor WH13.
Ngoài ra, sáng chế còn đề xuất phương pháp sản xuất phân phosphat vi sinh nêu trên, trong đó phương pháp này có thể sử dụng quặng phosphat đã nghiền có hàm lượng P2O5 nằm trong khoảng từ 8% đến 28%.
Nguyễn Nhi