Quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (09/10/2016)
Theo đó, Thông tư quy định rõ nội dung quản lý vệ sinh lao động như: Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp; kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe; vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
Đối với việc quản lý sức khỏe người lao động cần thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động; bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động
Thông tư còn quy định rõ về việc quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động; quy định đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu; túi sơ cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu; yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu; huấn luyện sơ cứu, cấp cứu… Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
Ánh Nguyệt
Tin liên quan
Các Hội thành viên