Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số (14/10/2016)
Nhận thức được tầm quan trọng của vai trò văn hóa đọc sẽ làm thay đổi cuộc sống cộng đồng một cách tích cực, tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã triển khai nhiều nội dung, chương trình nhằm phát triển nền văn hóa này như: Xây dựng 73 điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ (thuộc các dự án do Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện - Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện) và hơn 12 điểm internet dành cho thanh niên (thuộc dự án do Tỉnh đoàn Bình Dương thực hiện), các điểm được đầu tư 02 hệ thống máy tính và các trang thiết bị đảm bảo cho điểm hoạt động tốt. Các điểm này đã mang đến cơ hội tiếp cận tri thức, công nghệ thông tin cho hàng triệu người dân nông thôn, kể cả những đối tượng thiệt thòi, kém may mắn, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội.
Ngày hội "Sách - Hành trang tri thức" tại thư viện thị xã Dĩ An, Bình Dương
Năm 2010, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ khoa học công nghệ đã thực hiện đề tài “Văn hóa đọc của thanh thiếu niên tại Bình Dương hiện nay”, kết quả đề tài đã đánh giá được thực trạng văn hóa độc của thanh thiếu niên tỉnh Bình Dương hiện nay như: Nhận thức, thói quen, sở thích, khả năng đọc của thanh thiếu niên và vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội đối với phát triển văn hóa độc của thanh thiếu niên…
Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án “Phát triển hệ thống thư viện công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3240/QĐ-UBND vào ngày 28/10/2011. Đến tháng 01/2016, qua kết quả tổng kết thực hiện đề án, ngành thư viện đã đưa ra các chỉ tiêu phục vụ và nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức các hội thi, cải tiến phương thức luân chuyển tài liệu, duy trì và phát triển sự liên kết hợp tác với các cơ quan, đơn vị tại địa phương, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống thư viện, mở rộng phong trào đọc sách trên toàn tỉnh. Một số hoạt động của ngành thư viện trên địa bàn tỉnh năm 2016 nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng như: Tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày, triển lãm sách, phục vụ sách tại “Ngày hội thiếu nhi khỏe - vững bước tiến lên”, “Sách - Hành trang tri thức”, “Sách - Bạn đồng hành của tuổi thơ…
Các hoạt động trên được thực hiện nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện và tìm kiếm thông tin, hình thành thói quen đọc sách, thói quen tham gia và sử dụng thư viện để góp phần phát triển văn hóa độc trong nhà trường và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Minh Nguyệt