ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI VÀ PHÂN TẦNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NÃO BẰNG THANG ĐIỂM CHA2DS2-VASc TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI BỊ RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM (21/08/2020)
Lê Hà Minh Giang, Đoàn Thị Nở
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố nguy cơ lâm sàng và phân tầng nguy cơ đột quỵ não theo thang điểm CHA2DS2-VASc ở bệnh nhân cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh van tim.
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim điều trị tại Khoa Lão học từ tháng 8 - 2018 đến 10 – 2019.
Kết quả:
Các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối trên lâm sàng theo thang điểm CHA2DS2-VASc là tăng huyết áp (90%), tuổi ≥ 75 (77,3%), đái tháo đường (25,5%), bệnh mạch máu ngoại vi (21,8%), tiền sử đột quỵ (19,1%), suy tim (15,5%), giới nữ (50,9%)
Điểm CHADS2-VAS trung bình: 4,07 ± 1,39.
Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ não thấp là 0%, nhóm nguy cơ đột quỵ trung bình chiếm 3,6%, nhóm nguy cơ đột quỵ cao chiếm 96,4%.
Ở nhóm bênh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ và nhóm bênh nhân rung nhĩ không có tiền sử đột quỵ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình, điểm CHA2DS2-VASc cũng như một số yếu tố nguy cơ lâm sàng, tiền sử dùng thuốc khấng đông.
Bệnh nhân rung nhĩ mạn tính và kịch phát không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng và kể cả điểm CHA2DS2-VAS.
Kết luận:
Các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối trên lâm sàng theo thang điểm CHA2DS2-VASc là THA (90%), tuổi ≥ 75 (77,3%), đái tháo đường (25,5%), bệnh mạch máu ngoại vi (21,8%), tiền sử đột quỵ (19,1%), suy tim (15,5%), giới nữ (50,9%)
Phân tầng nguy cơ đột quỵ não trên bệnh nhân cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh van tim: Không có BN thuộc nhóm nguy cơ thấp, nhóm nguy cơ đột quỵ trung bình chiếm 3,6%, nhóm nguy cơ đột quỵ cao chiếm 96,4.
Từ khóa: Cao tuổi; Rung nhĩ; Thuyên tắc huyết khối,Thang điểm CHA2DS2-VASc.
SUMMARY
Objectives: To evaluate the clinical risk factors and brain stroke risk stratification according to the scale CHA2DS2-VASc in elderly patients with nonvalvular atrial fibrillation.
Subjects and Methods: Cross-sectional descriptive study on 110 elderly patients with non-valvular atrial fibrillation treated at the Department of Geriatrics from August 2018 to October 2019
Results: Clinical risk factors for thromboembolism on a CHA2DS2-VASc scale are hypertension (90%), age ≥ 75 (77.3%), diabetes (25.5%), peripheral vascular disease (21.8%), history of stroke (19.1%), heart failure (15.5%), female (50.9%)
Mean CHA2DS2-VASc score is 4,07 ± 1,39
Patients in the low-risk group of strokes were 0%, the average stroke group accounted for 3.6%, the high-risk group accounted for 96.4%,
Among patients with atrial fibrillation with a history of stroke and those with atrial fibrillation who had no history of stroke, there was a statistically significant difference in mean age, CHA2DS2-VASc score as well as some clinical risk factors, .use anticoagulants
Patients with chronic and paroxysmal atrial fibrillation did not find statistically significant differences in risk factors, clinical symptoms, and even CHA2DS2-VAS scores.
Conclusion: Clinical risk factors for thromboembolism on a CHA2DS2-VASc scale are hypertension (90%), age ≥ 75 (77,3%); diabetes (25,5%); peripheral vascular disease (21,8%); history of stroke (19,1%); heart failure (15,5%); female (50,9%).
Stratification of risk of brain stroke in elderly patients with non-valvular atrial fibrillation: No patients in the low-risk group, the average stroke risk group accounted for 3,6%; the high-risk stroke group accounted for 96,4
Key words: Elderly, Atrial fibrillation, Thromboembolism, CHA2DS2-VAS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất. Tần suất rung nhĩ tăng dần theo tuổi, đặc biệt là từ 55 tuổi trở đi và đạt đến 10% ở những người trên 80 tuổi [6]. Tại Việt Nam, rung nhĩ chiếm 1,1% ở người trên 60 tuổi và chiếm 28,7% các rối loạn nhịp [2]. Đột quỵ là biến chứng hàng đầu của rung nhĩ. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rung nhĩ làm tăng nguy cơ tương đối đột quỵ lên từ 2 đến 7 lần và làm tăng nguy cơ tử vong lên từ 1,9 đến 2,5 lần [11]. Mặc dù có nhiều thể lâm sàng của rung nhĩ như: rung nhĩ cơn, rung nhĩ kéo dài, rung nhĩ vĩnh viễn nhưng nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống thật sự không khác nhau [7], [8]. Điều này đặc biệt quan trọng vì trong thực hành lâm sàng, đối tượng rung nhĩ cơn không triệu chứng có nguy cơ đột quỵ tương đương với rung nhĩ mạn tính nhưng thường bị bỏ sót trong chẩn đoán và không được điều trị phòng ngừa biến chứng thuyên tắc mạch hệ thống.
Nếu như thể lâm sàng rung nhĩ không ảnh hưởng đến nguy cơ tương đối của biến chứng đột quỵ thì các yếu tố lâm sàng và các bệnh kèm theo lại được chứng minh làm tăng nguy cơ đột quỵ: tuổi cao làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 1,4 lần, suy tim làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 1,4 lần, tăng huyết áp tăng nguy cơ đột quỵ 1,6 lần và tiền căn đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua làm tăng nguy cơ tái đột quỵ lên 2,5 lần [4]. Trước đây, chúng ta chỉ quan tâm đến đột quỵ liên quan với rung nhĩ ở bệnh nhân hẹp hai lá do hậu thấp, tuy nhiên hiện nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy rung nhĩ không có bệnh van tim cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống, đặc biệt khi có phối hợp với các yếu tố nguy cơ tắc mạch huyết khối lâm sàng [12]. Ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim, Hội Tim mạch châu Âu (ESC: European Society of Cardiology), Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ [American College of Cardiology (ACC)] và Hội Tim Hoa Kỳ [American Heart Association (AHA)] khuyến cáo đánh giá nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân rung nhĩ dựa vào thang điểm CHA2DS2-VASc [9].
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối bằng thang điểm CHA2DS2 - VASc ở BN cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim và phân tầng nguy cơ đột quỵ não ở nhóm BN này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân cao tuổi bị rung nhĩ không có bệnh van tim điều trị tại khoa lão từ tháng 11/2018 – 8/2019.
Tiêu chuẩn nhận vào: Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán rung nhĩ không có bệnh van tim (dựa vào ECG).
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có các bệnh van tim hoặc van nhân tạo được xác định bởi siêu âm tim, không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu : chọn mẫu thuận tiện liên tiếp theo trình tự thời gian từ tháng 11/2018 – 8/2019
Tính điểm CHA2DS2-VASc dựa vào Hướng dẫn lâm sàng ESC 2010 [5].
Phân điểm CHA2DS2-VASc thành 3 phân nhóm:
Phân nhóm 1: CHA2DS2-VASc (0 điểm) nguy cơ thấp.
Phân nhóm 2: CHA2DS2-VASc (1điểm) nguy cơ trung bình
Phân nhóm 3: CHA2DS2-VASc (≥ 2 điểm) nguy cơ cao
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân thỏa đủ các tiêu chuẩn nhận và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào sẽ được đưa vào nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu: Thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm huyết học, tỉ lệ Prothrombin, INR, sinh hóa, Điện tâm đồ, Siêu âm Doppler tim.
Xử lý số liệu nghiên cứu: Tất cả các số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi và giới: Trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 08/2019, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu được 110 bệnh nhân. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 81,5 ± 7,0; tuổi nhỏ nhất là 63 và tuổi lớn nhất là 94. Nhóm tuổi ≥ 80 chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh nhân nam chiếm 49,1%; nữ (50,9%).
Biểu đồ 1: Phân bố theo giới
Đặc điểm chung của các yếu tố nguy cơ lâm sàng
Bảng 1: Các bệnh lí đi kèm
Bệnh lí đi kèm
|
Số BN (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Tăng huyết áp
|
99
|
90
|
Đái tháo đường
|
28
|
25,5
|
Suy tim
|
17
|
15,5
|
TBMMN (tiền sử đột quỵ/cơn thoáng thiếu máu não)
|
21
|
19,1
|
BỆNH MM NGOẠI BIÊN (tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên)
|
24
|
21,8
|
COPD
|
37
|
33,8
|
Nhận xét: Trong các bệnh lí đi kèm rung nhĩ: tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lâm sàng chủ yếu chiếm 90%, tiếp theo đó là COPD chiếm 33,8%; đái tháo đường chiếm 25,5%, bệnh mạch máu ngoại vi 21,8%, tiền sử đột quỵ 19,1%, suy tim 15,5%.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
|
Số BN (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Hồi hộp
Ngất
Chóng mặt
Đau ngực
Khó thở
Rung nhĩ cơn
Rung nhĩ mạn tính
Hút thuốc lá
Dùng kháng kết tập tiểu cầu
Dùng Sintrom
|
9
2
12
41
46
26
84
31
79
31
|
8,2
1,8
10,9
37,3
41,8
23,6
76,4
28,2
71,8
28,2
|
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng thường gặp là khó thở (41,8%), đau ngực( 37,3%), chóng mặt (10,9%), hồi hộp (8,2%) và ít gặp hơn ngất (1,8%). Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ có hút thuốc lá là 28,2%. Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ mạn tính là 76,4% và rung nhĩ cơn 23,6%.Số bệnh nhân rung nhĩ được sử dụng aspirin và sintrom là 71,8% và 28,2%.
Biểu đồ 2: Phân tầng nguy cơ đột quỵ não ở BN cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim
Nhận xét: Nhóm nguy cơ đột quỵ thấp là 0%; nhóm nguy cơ đột quỵ trung bình chiếm 3,6%; nhóm nguy cơ đột quỵ cao chiếm 96,4%.
Bảng 3: So sánh các yếu tố lâm sàng giữa bệnh nhân rung nhĩ có và không có tiền sử đột qụy
Các yếu tố lâm sàng
|
BN có tiền sử đột qụy (N= 21)
|
BN không có tiền sử đột qụy (N = 89)
|
P
|
Tuổi (năm)
THA (%)
ĐTĐ (%)
Suy tim (%)
Bệnh mạch máu
Giới nữ
Hút thuốc lá (%)
Dùng Aspirin(%)
Dùng Sintrom (%)
Hồi hộp
Ngất
Chóng mặt
Đau ngực
Khó thở
CHA2DS2-VAS
|
84,9 ± 6,20
90,5%
23,8 %
14,3%
19 %
52,4%
24,1%
17,7%
22,6%
9,5%
4,8%
14,3%
38,1%
42,9%
5,57 ± 1,21
|
80,9 ± 5,25
89,9%
25,8%
15,7%
21,3 %
50,6%
6,5 %
82,3 %
77,4%
7,9%
1,12%
11,2%
37,1%
41,6%
3,72 ± 1,20
|
0,003
0,13
0,54
0,33
0,30
0,56
0,02
0,001
0,001
0,078
<0,001
0,68
0,27
0,86
<0,001
|
Nhận xét: Tuổi và hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ lâm sàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân rung nhĩ có và không có tiền sử đột quỵ (p < 0,005). Điểm CHA2DS2-VAS trung bình của nhóm bệnh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ 5,57 ± 1,21 ) cao hơn nhóm không có tiền sử đột quỵ 3,72 ± 1,2 có ý nghĩa thống kê (p≤0,001). Triệu chứng lâm sàng ngất ở bệnh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ có tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê (p< 0.001) nhóm không có tiền sử đột quỵ. Nhóm bệnh nhân rung nhĩ không có tiền sử đột quỵ sử dụng kháng đông và aspirin cao hơn nhóm bệnh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ.
Bảng 4: Các yếu tố lâm sàng ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ cơn
Các yếu tố lâm sàng
|
Rung nhĩ cơn N= 26
|
Rung nhĩ mạn N = 84
|
P
|
Tuổi (năm)
THA (%)
ĐTĐ (%)
Suy tim (%)
Tiền sử đột quỵ
Bệnh mạch máu
Giới nữ
Hút thuốc lá (%)
Dùng Aspirin(%)
Dùng Sintrom (%)
Hồi hộp
Ngất
Chóng mặt
Đau ngực
Khó thở
CHADS2-VAS
|
79,6 ± 7.68
92,3
26,9%
15,3%
19,2%
19,2%
50%
26,9%
73,1%
26,9%
7,7%
3,9%
11,5%
38,5%
42,3%
3,81 ± 1,86
|
82,1 ± 6,72
89,2%
24,4%
15,4%
19,1%
21,4%
51,2%
28,6%
71,4%
28,6%
8,3%
1,2%
10,7%
36,9%
41,7%
4,15 ± 1.22
|
0,11
0,50
0,51
0,38
0,18
0,52
0,37
0,07
0,12
0,56
0,68
0,06
0,62
0,28
0,71
0,56
|
Nhận xét: Không có yếu tố nguy cơ lâm sàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ kịch phát (p>0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm CHA2DS2-VAS trung bình giữa nhóm bệnh nhân rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ kịch phát (p>0,05).
BÀN LUẬN
Các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với đột quỵ do tắc mạch huyết khối ở BN rung nhĩ không do bệnh van tim liên quan đến ứ huyết của nhĩ trái, đây là nền tảng để hình thành huyết khối ở BN rung nhĩ. Các yếu tố này bao gồm: suy tim ứ huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi ≥ 75, tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, tuổi từ 65 - 74, bệnh mạch máu, nữ giới.
Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim trong nghiên cứu chúng tôi có tuổi trung bình 81,5 ± 7, tuổi nhỏ nhất 63 tuổi lớn nhất 94. Theo Zielonka và CS (2015) [13], tuổi trung bình của bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn có rung nhĩ là 70 ± 9. Tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng theo tuổi, cứ sau mỗi 10 năm tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên gấp đôi, Tuổi già liên quan dãn nhĩ trái. giảm co hồi nhĩ trái và giảm vận tốc dòng chảy nhĩ trái, điều này làm tăng sự ứ huyết nhĩ trái [11].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân rung nhĩ có tuổi ≥ 80 chiếm 65,5%, THA là yếu tố nguy cơ lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất (90%), tiếp theo ĐTĐ (25,5%); bệnh mạch máu ngoại biên (21,8%), tiền sử đột quỵ (19,1%), suy tim (15,5% )
Điểm CHA2DS2 VASc trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là 4,07 ± 1,39, phân bố chủ yếu ở nhóm 4, 5 và 6 điểm. Thấp nhất là 1 điểm, cao nhất 8 điểm, không có điểm 9. Trong nghiên cứu Bùi Thúc Kháng [3] tuổi trung bình ở bệnh nhân rung nhĩ không do bênh van tim là 2,8 ± 1,6. Kết quả chúng tôi cao hơn do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ. Trong kết quả của chúng tôi về phân tầng nguy cơ đột quỵ theo điểm C40HA2DS2-VASc: Không có BN có điểm CHA2DS2 - VASc = 0 (nguy cơ thấp); 3,6% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2 - VASc = 1 (nguy cơ trung bình); cao nhất là nhóm BN có điểm CHA2DS2 - VASc ≥ 2 (96,4%) (nguy cơ cao).
Theo nghiên cứu của Bùi Thúc Quang [3], BN có điểm CHA2DS2-VASc = 1 (28,8%), CHA2DS2-VASc = 2 (16,5%) và CHA2DS2-VASc = 3 (18,1%), 30,8% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc = 0 - 1, 34,6% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc = 2 - 3, 34,6%, thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 4. Trong nghiên cứu của Ngô Văn Đàn [1], BN THA có rung nhĩ chủ yếu có điểm CHA2DS2-VASc bằng 4 (33,8%) và CHA2DS2-VASc = 5 (21,8%), chỉ có 2,6% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc = 0 - 1, 26% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc = 2 - 3, có tới 71,4%B N thuộc nhóm có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 4. Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả cao hơn do đối tượng chúng tôi là người cao tuổi. Điều này cho thấy BN cao tuổi bị rung nhĩ không do bênh van tim có nguy cơ đột quỵ rất cao, do vậy trên lâm sàng chúng ta chú ý bệnh nhân lớn tuổi bị rung nhĩ để có chiến lược dự phòng nguy cơ thuyên tắc huyết khối.
Qua nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ có tuổi trung bình (84,9 ± 6,20) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p= 0,003) so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử đột quỵ (80,9± 5,25). Như vậy tuổi già là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim. Bệnh nhân rung nhĩ có tiền sử đột quỵ có điểm CHA2DS2-VASc trung bình 5,57 ± 1,21 cao hơn nhóm không đột quỵ (3,72 ± 1,20 ) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỉ lệ bệnh nhân có đột quỵ gia tăng cùng với gia tăng của điểm CHA2DS2- VASc có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết quả này tương tự nghiên cứu Bùi Thúc Quang [3]. Điều này cho thấy ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim nếu có phối hợp càng nhiều yếu tố nguy cơ lâm sàng thì khả năng bị đột quỵ càng cao hơn. Thang điểm CHA2DS2-VAS cho thấy tuổi giữ vai trò quan trọng trong cơ chế gây đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim. Trong nghiên cứu Framingham [10] nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nghĩ không do bệnh van tim tăng từ 2,8% ở bệnh nhân 50-59 tuổi lên tới 8,1% ở bênh nhân 80-89 tuổi. Tương tự trong nghiên cứu Y.Sun et al [12] đánh giá tần suất đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim ở Trung Quốc, tuổi trung bình ở nhóm đột quỵ cao hơn so với nhóm không đột quỵ và tăng đáng kể ở bệnh nhân ≥ 80 tuổi. Bệnh nhân cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh van tim có tình trạng dãn nhĩ trái, dễ hình thành huyết khối nhĩ trái. Thêm vào đó tuổi cao là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch. Như vậy tuổi già là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim. Cũng chính vậy, năm 2010 Hội Tim mạch Châu Âu đưa ra hướng dẫn mới về điều trị rung nhĩ, đã bổ sung thêm thang điểm CHA2DS2-VAS trong đó tuổi ≥75 là 2 điểm, giới nữ là 1 điểm [5].
Bệnh nhân rung nhĩ mạn tính và kịch phát không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng và kể cả điểm CHA2DS2-VAS. Điều này cho thấy nguy cơ gây đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát và mạn tính là như nhau. Do đó trong chiến lược điều trị dự phòng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát và mạn tính là giống nhau và phụ thuộc vào điểm CHA2DS2-VAS.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân không bị đột quỵ sử dụng thuốc chống đông đường uống và aspirin cao hơn nhóm bệnh nhân bị đột quỵ, Điều này cho thấy vai trò kháng đông trong phòng ngừa nguy cơ thuyên tắc huyết khối trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Theo hướng dẫn Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim Hoa Kỳ/Hội Nhịp Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA/HRS) đã công bố cập nhật hướng dẫn quản lý rung nhĩ 2019 [9] Thuốc chống đông đường uống được khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân rung nhĩ có điểm CHA2DS2-VASc ≥2 đối với nam và ≥3 đối với nữ.Vì vậy trên lâm sàng nên đánh giá nguy cơ thuyên tắc mạch để điều trị dự phòng thích hợp.
KẾT LUẬN
Các yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối trên lâm sàng theo thang điểm CHA2DS2-VASc lần lượt là THA (90%); tuổi ≥ 75 (77,3%); đái tháo đường (25,5%); bệnh mạch máu ngoại vi (21,8%); tiền sử đột quỵ (19,1%); suy tim (15,5%); giới nữ (50,9%).
Phân tầng nguy cơ đột quỵ não trên bệnh nhân cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh van tim: Không có BN thuộc nhóm nguy cơ thấp, nhóm nguy cơ đột quỵ trung bình là 3,6%; nhóm nguy cơ đột quỵ cao 96,4%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Văn Đàn. Đánh giá các yếu tố nguy cơ lâm sàng và phân tầng nguy cơ đột quỵ não bằng thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm rung nhĩ.
2. Huỳnh Văn Minh và cs. Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ. Tạp chí y học 4/ 2016. 2016.
3. Bùi Thúc Quang, Phạm Nguyên Sơn. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tắc mạch huyết khối lâm sàng bằng thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 -VAS ở BN RN không có bệnh van tim. Tạp chí Y học thực hành. 2012; 830 (7), tr.103-107.
4. Atrial Fibrillation Investigators. Risk factors for stroke and efficacy of antithrombotic therapy in atrial fibrillation. Analysis of pooled data from five randomized controlled trials. Arch Intern Med. 1994; 154:1449–57.
5. Camm A.J et al. Guidelines for the management of atrial fibrillation: the task force for the management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2010; 31 (19), pp.2369-2429.
6. Gage BF, Waterman AD, Shannon W, et al. Validation of clinical classification schemes for predicting stroke: results from the National Registry of Atrial Fibrillation. JAMA. 2001; 285:2864–70
7. Hart RG et al. Stroke with intermittent atrial fibrillation: incidence and predictors during aspirin therapy. J Am Coll Cardiol. 2000; 35:183–187.
8. Flaker GC et al. Asymptomatic atrial fibrillation: Demographic features and prognostic information from the Atrial Fibrillation Follow-up Investigation of Rhythm Management (AFFIRM) study. Am Heart J. 2005; 149:657–663
9. January CT et al. 2019 AHA/ACC/HRS focused update of the 2014 AHA/ACC/HRS guideline for the management of patients with atrial fibrillation. Circulation 2019 Jan 28; [e-pub]
10. Lloyd-Jones DM, Wang TJ, Leip EP, et al. Lifetime risk for development of atrial fibrillation: the Framingham Heart Study. Circulation 2004; 110(9):1042–6.
11. Valentin Fuster et al. ACC/AHA/ESC 2006 Guidelines for the Management of Patients With Atrial Fibrillation: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the European Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines. Circulation. 2006; 114; e257-e354.
12. YihongSun, MD, DayiHu, MD, FACC, KuibaoLi, MD, ZiqiangZhou, MD Predictors of Stroke Risk in Native Chinese with Nonrheumatic Atrial Fibrillation:Retrospective Investigation of Hospitalized Patients Addressforcorrespondence: DayiHu, MD, FACC, Cardiology Departmentof People’s Hospital Peking University Beijing China, 100044 yihongs72@hotmail.com
13. Zielonka A et al. Atrial fibrillation in outpatients with stable coronary artery disease: results from the multicenter recent study. Pol Arch Med Wewn. 2015; 125 (3), pp.162-171.