Quản lý môi trường trong nông nghiệp nông thôn (26/12/2016)
Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã được các cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc các tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện còn một số hạn chế nhất định. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số tổ chức, cá nhân trong sản xuất chưa cao. Việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thiếu hệ thống thu gom, xử lý chất thải, xử lý gia súc, gia cầm; gia súc chết và sử dụng phân bón chưa đúng kỹ thuật; bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng chưa được xử lý đúng… gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững và sức khỏe cộng đồng.
Kiểm tra chất lượng nước thải tại phòng thí nghiệm
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề “Quản lý môi trường gắn với thích ứng biến đổi khí hậu trong nông nghiệp”, ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Việc quản lý và xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã được các cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các tổ chức cá nhân áp dụng thực hiện còn một số hạn chế nhất định. Chính vì thế, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị, đảm bảo sức khỏe cho người dân; cung cấp những thông tin cần thiết về việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị, kết hợp nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sản xuất ra phải theo hướng sạch, áp dụng quy trình VietGap, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, mức độ an toàn của sản phẩm; gắn sản phẩm với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa. Việc phát triển nông nghiệp đô thị còn có vai trò quan trọng đối với phát triển đô thị thông qua cải thiện cảnh quan đô thị, cung cấp nguồn thực phẩm sạch tại chổ cho người dân đô thị nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Để giải quyết những vấn đề trên, các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng đã triển khai ban hành nhiều văn bản pháp luật về quy định quản lý môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể như:
1. Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành về quy định bảo vệ môi trường tỉnh;
2. Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT:2016/BTNMT)
3. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quản lý chất thải nguy hại.
4. Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Quang Minh