Bệnh gút - Triệu chứng và điều trị (27/12/2016)
Những yếu tố nguy cơ của bệnh gút
+ Giới tính: Đa số bệnh nhân Gút là nam giới, điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá…
+ Yếu tố gia đình: Do gen, cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống.
+ Tuổi mắc bệnh: chủ yếu gặp ở lứa tuổi 30-50 (nam giới). Nữ giới sau mãn kinh.
+ Béo phì: Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bệnh gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.
+ Thói quen uống rượu bia: Liên quan giữa rượu, bia và bệnh gút đã được nói đến từ thời xa xưa, trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhát nhất với bệnh gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.
+ Tăng acid uric liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…
+ Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…
Triệu chứng
Cơn đau cấp: Cảm giác đau dữ dội tại khớp và thường là khớp bàn ngón chân cái, ngoài ra có thể xảy ra ở các khớp khác như: Khớp gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay… hầu hết các cơn đau tăng dần và kéo dài. Cơn đau có thể tái phát với thời gian khác nhau là tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bệnh nhân.
Khớp sưng, nóng đỏ: Tại các khớp có triệu chứng viêm xưng tấy, nóng, đỏ khi xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch khớp có acid uric cao hơn mức bình thường.
Bệnh gút cấp tính xuất hiện viêm khớp đột ngột (80% viêm khớp bàn ngón một bàn chân và một số vị trí khớp khác: khớp bàn cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu tay…), thường xảy ra vào ban đêm với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, khớp bị tổn thương.
Điều trị
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương xương khớp, suy thận, sỏi thận, đau, nhứt... Mục đích chính của trị liệu là làm giảm viêm và tìm những hiểm họa nếu có, để tránh. Cần tránh sự tái diễn cơn đau, bằng cách làm giảm uric acid trong máu. Đồng thời cũng cần để ý để đề phòng những tổn thương, đôi khi nguy hiểm, có thể gây ra vì thuốc chữa.
Hậu quả của cơn gút cấp chính là gây ra viêm khớp cấp do vậy chúng ta phải dùng những nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, giảm đau như: Nhóm thuốc chống viêm không steroid; thuốc Colchicin: Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…; nhóm thuốc Corticosteroid, Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt và một số thuốc giảm đau khác như Paracetamol, bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.
Ngoài ra, một số bệnh nhân đã sử dụng phương pháp điều trị bệnh gút từ lá trầu không và nước dừa, phương pháp này cũng đã đem lại nhiều kết quả hết sức khả quan trong điều trị bệnh gút cho các bệnh nhân.
Trần Phước (TH từ Internet)