English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong tỉnh

Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (03/01/2017)

 Trong bối cảnh đó, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các nội dung, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là các nhiệm vụ, giải pháp của ngành để đưa KH&CN trở thành yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung cải cách thủ tục hành chính, triển khai chính phủ điện tử, hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, ngành KH&CN đã kịp thời tham gia ứng phó với các sự cố phát sinh như tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra trong thời gian dài tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hiện tượng hải sản chết bất thường xảy ra tại 04 tỉnh miền Trung.
 
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN: Năm 2016, hệ thống pháp luật về KH&CN tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gắn kết, phục vụ trực tiếp việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST; triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, phát triển thị trường KH&CN.
 
Hoạt động khoa học xã hội, nhân văn phục vụ hoạch định chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh: Khoa học xã hội và nhân văn đã và đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, giúp các cơ quan chức năng hoạch định chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng đất nước bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
 
Hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh như: Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, KH&CN là động lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã khẳng định được vai trò động lực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng; trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, đã được ứng dụng mạnh mẽ, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bắt kịp trình độ hiện đại của thế giới; chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được cải thiện theo hướng hiện đại, tiện ích, giảm thủ tục, chi phí giao dịch, có sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tự động 24/24 giờ; giúp các dịch vụ ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, hiệu quả quản lý nhà nước; đóng góp thiết thực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai; nghiên cứu, thiết kế chế tạo các cụm khối, hệ thống kiểm tra phục vụ cho công tác bảo đảm kỹ thuật; nghiên cứu thiết kế, chế tạo mới, cải tiến, hiện đại hoá, bảo đảm kỹ thuật cho các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật theo hướng công nghệ cao, tăng tầm bắn, tăng uy lực, khả năng cơ động, tăng độ chính xác, tích hợp khả năng dẫn đường; xây dựng các hệ thống giám sát có chủ đích trên không gian mạng; xây dựng hệ thống kiểm soát luồng thông tin, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn thông tin…; thúc đẩy sự phát triển ngành y tế, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân
 

Ứng dụng KH&CN vào sản xuất cho năng xuất cao giúp cải thiện đời sống người dân
 
Hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương: Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã bám sát hơn và phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, chuyển dịch theo hướng nâng cao tính ứng dụng, hiệu quả. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng nhiều địa phương đã quan tâm hơn đến đầu tư cho KH&CN.
 
Phát triển tiềm lực KH&CN: Năm 2016, Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động KH&CN (không tính kinh phí dành cho an ninh-quốc phòng và dự phòng) đã được Quốc hội phê duyệt là 17.730,6 tỷ đồng, chiếm ~1,4% NSNN. Tại các địa phương, tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN năm 2016 đã được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn so với các năm trước. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, sau khi đi vào hoạt động đã hoàn tất thủ tục hỗ trợ khoảng 100 dự án tăng cường năng lực, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Đầu tư từ xã hội cho KH&CN tiếp tục tăng, thúc đẩy phát triển, thu nhận, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…
 
Thúc đẩy hình thành, phát triển doanh nghiệp KH&CN; phát triển thị trường KH&CN; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ
 
Tính đến tháng 6/2016, cả nước có khoảng 250 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; nhiều hồ sơ đăng ký chứng nhận đang trong quá trình thẩm định, họp hội đồng đánh giá và có khoảng 2.100 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận thuộc các lĩnh vực công nghệ khác nhau, trong đó tập trung vào: Công nghệ sinh học (47%), công nghệ tự động hóa (16,7%), công nghệ vật liệu mới (14,05%).
 
Năm 2016, với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chính sách, chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được triển khai mạnh mẽ, thúc đẩy sự hình thành một số lượng lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, kêu gọi được vốn đầu tư từ các quỹ, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 
Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường KH&CN cơ bản đã được hình thành, đã tạo ra cơ chế thông thoáng cho sự phát triển các yếu tố và hạ tầng của thị trường công nghệ ở Việt Nam trong các khâu: Ươm tạo công nghệ; nhập khẩu giải mã, làm chủ công nghệ, chuyển giao công nghệ. Các tổ chức trung gian hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ KH&CN được quan tâm xây dựng, phát triển.
 
Bên cạnh việc đẩy mạnh hỗ trợ hình thành, phát triển các định chế trung gian của thị trường KH&CN, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp với thị trường, các sự kiện chợ công nghệ, thiết bị (Techmart), kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), ngày hội khởi nghiệp công nghệ (TechFest) cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN trong nước. Sàn giao dịch công nghệ vẫn tiếp tục duy trì và triển khai công tác tư vấn, kết nối cung cầu, môi giới chuyển giao công nghệ.

Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như: Hoạt động Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ: hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ được quan tâm, phát triển. Hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN ngày càng đa dạng, phong phú thông qua các hình thức hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ, gắn kết hơn với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Về công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử: Bộ thường xuyên chú trọng công tác xây dựng dự thảo luật, nghị định, nghị quyết, quyết định để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực KH&CN được xây dựng theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân, phù hợp với các quy định quốc tế; từng bước được hiện đại hóa thông qua việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt, các lĩnh vực KH&CN đều cùng vào cuộc, có những kết quả rõ rệt, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
 
Minh Thanh



  Tin liên quan
  • Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (28/04/2025)
  • Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương (27/02/2025)
  • Các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (23/11/2023)
  • Kế hoạch triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (15/11/2023)
  • Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (15/11/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9867501
Đang online: 38
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI