Kiểm soát kim loại nặng trong bùn thải bằng cây phát lộc (13/03/2017)
Quá trình xử lý bùn thải ô nhiễm đạt được hiệu quả hay không, tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp. Có nhiều phương pháp được sử dụng như phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Hay có thể kết hợp giữa biện pháp hóa lý hay lý sinh. Biện pháp vật lý xử lý ô nhiễm là biện pháp sử dụng các vật lý tác động vào môi trường đất làm thay đổi cấu trúc của các chất ô nhiễm nhưng không có bản chất hóa học. Biện pháp hóa học làm thay đổi tính chất ô nhiễm, biến đổi chúng thành dạng ít ô nhiễm hơn. Còn biện pháp sinh học là dùng các đối tượng sinh học như vi sinh vật, nấm hay thực vật để hấp thu, phân hủy các chất ô nhiễm. Có hai dạng xử lý ô nhiễm bùn thải dựa theo cách thức tiến hành: Insitu là xử lý trực tiếp trên cùng bùn thải ô nhiễm và exsitu là lấy bùn thải ô nhiễm ở khu vực ô nhiễm đến nơi khác xử lý.
Trong phương pháp xử lý sinh học, mỗi loài thực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường. Hầu hết, đều rất nhạy cảm với nồng độ ion kim loại nặng cao, thậm chí ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, có một số loài thực vật do quá trình thích nghi biến đổi về di truyền để có khả năng sinh trưởng ở môi trường khắc nghiệt có nồng độ các ion kim loại cao mà còn có thể hấp thụ và tích lũy ion kim loại trong các cơ quan khác nhau của cây.
Phát lộc sinh trưởng chậm, thuộc nhóm cây ưa bóng, nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển nhất là 21-270C.
Đặc điểm sinh sản của cây là nhân giống từ giâm cành, mộc khỏe, chồi mọc từ cành hay thân cây mọc rất khỏe, tốt, rất dễ mọc, đâm chồi rất nhiều từ mắc cắt của cành. Phát lộc là loại thực vật dễ dàng sinh trưởng và phát triển tại nơi đất có chất lượng thấp, đặc biệt nó được biết đến với vai trò là loại cây cảnh mang lại may mắn.
Qua nghiên cứu cho thấy, cây phát lộc có khả năng tăng trưởng tốt trên các loại bùn thải nghiên cứu. sự tăng trưởng tốt nhất là ở môi trường 70% bùn thải có bón thêm 30% hữu cơ. Khả năng xử lý kim loại nặng trong bùn thải khá cao. Với hàm lượng kim lọai nặng tích lũy trong cây ở môi trường 70% đối với Cu là 31,58mg/kg, Cr là 11,27mg/kg, Ni là 9,75mg/kg trong bùn thải gara. Giá trị tận dụng sinh khối của cây phát lộc sau khi xử lý rất cao, như xử dụng làm cây cảnh, chiết tách thu kim loại nặng quý như Au, Ag, Ni; tận dụng sinh khối làm nguyên liệu cho nhiều mục đích khác như làm giấy, nguyên liệu sinh học.
Trần Phước