Đốt chất thải phát điện: Xu hướng bảo vệ môi trường bền vững (04/04/2017)
Hiện nay, trên thế giới công nghệ đốt chất thải đã ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác như có thể giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải, có thể tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích so với biện pháp chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi, giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp ... . Sự thiêu hủy rác thải đô thị được tồn tại ở Châu Âu từ những năm 1930 nhằm mục đích chính là để làm giảm đi khối lượng và thể tích rác thải. Hiện nay các nhà máy thiêu hủy rác hiện đại có thể giảm 90% khối lượng chất thải rắn, như vậy thời gian sử dụng của bãi chôn lấp chất thải sẽ tăng lên 10 lần. Tại Việt Nam, vấn đề đốt chất thải cũng đang được quan tâm do khối lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó biện pháp xử lý rác chôn lấp ngày càng biểu hiện các nhược điểm rất khó giải quyết.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, công tác quả chất thải rắn ở nước ta đang gặp phải không ít những khó khăn khi lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại phát sinh ngày càng nhiều về lượng và đa dạng về loại. Phương pháp chủ yếu để chất thải rắn vẫn là chôn lấp, một giải pháp chẳng những gây lãng phí tài nguyên đất, tài nguyên rác, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí ở khu vực.
Cho đến nay, đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ môi trường được ban hành, trong đó có những điều khoản, nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình dịch vụ đốt chất thải rắn phát điện. Tuy nhiên, có rất ít văn bản ban hành riêng liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình dịch vụ đốt chất thải rắn phát điện tại Việt Nam.
Hiện có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Với 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô trên 1ha chỉ có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Theo báo cáo, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ.
Từ khoảng năm 2004, khái niệm và dự án WtE bắt đầu được đưa vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có một số nhà đầu tư liên hệ với các địa phương để đề xuất thực hiện dự án đốt chất thải phát điện. Tuy nhiên, các dự án này vẫn còn nằm trên giấy vì nhiều lý do, trong đó, lý do chính là nhà đầu tư và phía Việt Nam không đạt đến thỏa thuận chung về chi phí xử lý rác và giá bán điện. Tại Bình Dương, giai đoạn 2011-2012 cũng thực hiện nghiên cứu khả thi cho dự án nhà máy đốt rác thải sinh hoạt và công nghiệp kết hợp với phát điện, công suất 500 tấn/ngày. Nghiên cứu tiền khả thi cho dự án dự án được tài trợ bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, do nhóm nghiên cứu gồm các công ty tư vấn, nhà thầu công nghệ và thương mại Nhật Bản thực hiện. Kết quả vẫn gặp nhiều khó khăn.
Có nhiều công nghệ đốt CTR, nhưng các dạng lò đốt sau là phổ biến nhất khi áp dụng trong nhà máy đốt rác phát điện:
- Lò đốt buồng lửa có ghi cố định hoặc ghi động (Stoker incinerators)
- Lò đốt thùng quay (Rotary Kiln incinerators);
- Lò đốt tầng sôi (Fluidized Bed Incinerators);
|
Châu Nam (Tổng hợp từ Internet)