Công nghệ đồng xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (10/04/2017)
Tại Việt Nam, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm năm 2011 cho biết, vào năm 2010 các khu công nghiệp tại Việt Nam thải khoảng 3.225.000 tấn chất thải rắn công nghiệp. Khối lượng chất thải rắn từ các khu công nghiệp tăng lên khoảng 6-7,5 triệu tấn vào năm 2015 và 9-13,5 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, trong báo cáo không đưa ra được tỷ lệ và khối lượng chất thải rắn có thể đốt được, trong đó chưa đề cập đến khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ ngành sản xuất giấy và giầy da.
Năm 2012, kết quả từ điều tra chất thải công nghiệp tỉnh Bình Dương phục vụ xây dựng dự án nghiên cứu khả thi đốt chất thải kết hợp phát điện công suất 500 tấn/ngày tại Bình Dương do Công ty Yachiyo Engineering Co.,Ltd., - Nhật Bản phối hợp với Trung tâm Công nghệ môi trường thực hiện tại 5 khu công nghiệp và một số cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp cho thấy mỗi ngày các cơ sở sản xuất đã điều thải ra khoảng 560 tấn chất thải, trong đó có khoảng 454 tấn chất thải rắn không nguy hại và khoảng 106 tấn chất thải nguy hại, trong đó có 69% chất thải rắn thông thường và và 76,4% chất thải nguy hại có thể tái chế.
Hiện ở nước ta, chất thải rắn công nghiệp được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp đốt chất thải. Hiện chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn nguy hại được thiếu đốt dưới hai hình thức: Đốt kết hợp trong lò có sẵn (hay còn gọi là đồng đốt chất thải) và đốt một hay hai cấp trong lò chuyên dụng công suất khác nhau. Đồng đốt chất thải sử dụng lò nung xi măng, lò hơi, lò sấy, lò hơi của các nhà máy nhiệt điện.
Với công nghệ đồng đốt chất thải trong lò hơi đã được Trung tâm Công nghệ Môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại một số tỉnh như Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương. Tại Bình Dương, năm 2016 Trung tâm Công nghệ Môi trường cũng đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồng xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại trong lò hơi và đề xuất các giải pháp quản lý. Kết quả công trình này đã có những giải góp phần hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp không nguy hại có thể cháy được và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nguyễn Nhi