Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (03/01/2021)
Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều Chương trình kế hoạch được triển khai trong năm 2020:
Chương trình hành động số 129-CTr/TU ngày 11/3/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 về triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025; Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 25/5/2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW; Kế hoạch số 1678/KH-UBND ngảy 07/4/2020 về triển khai thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 21/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 52-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 3338/KH-UBND ngày 14/7/2020 về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đóng góp của KH&CN thông qua chỉ số TFP
Năm 2016, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của tỉnh đạt 3,3435%, với tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng GRDP là 39,06%, cao hơn tỷ phần đóng góp của lao động (39,06 so vớ 7,10%); năm 2017, TFP của tỉnh là 2,4358% với tỷ phần đóng góp là 26,62%, thấp hơn so với năm 2016; năm 2018, TFP của tỉnh là 2,6713% với tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng GRDP là 29,64%, cao hơn năm 2017 nhưng thấp hơn năm 2016. Các năm 2019 và 2020, TFP bình quân đạt 3,4104% với tỷ phần đóng góp là 37,89%. Bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp sẽ đạt trên 3% với tỷ phần đóng góp đạt trên 34%.
Tốc độ đổi mới công nghệ/ thiết bị
Kết quả đánh giá trình độ công nghệ của 03 nhóm ngành công nghiệp (chế biến gỗ, chế biến thực phẩn và cơ khí) theo Thông tư 04/2014/TT-BKHCN thì trình độ công nghệ của tỉnh đạt 0,48 với xếp hạng trung bình. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chỉ mang tính đại diện của 145 mẫu khảo sát nghiên cứu, chưa thể hiện toàn bộ trình độ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019 hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ và năng lực công nghệ sản xuấ, với nội dung thực hiện theo Thông tư này, tỉnh đang triển khai chưa có kết quả cụ thể.
Thực hiện các định hướng nhiệm vụ KH&CN
Trong năm 2020, có 07 nhiệm vụ trong lĩnh vực an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc được triển khai; 03 nhiệm vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải; 01 nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; 07 nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; 01 nhiệm vụ trong lĩnh vực xã hội và 02 nhiệm vụ trong lĩnh vực y, dược.
Xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KH&CN
Từ năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Chính sách ban hành tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra theo các Chương trình hành động của Tỉnh về nâng cao chất lượng và đảm bảo sự ổn định nguồn nhân lực, bổ sung thêm đội ngũ giảng viên cho các Trường đại học để thực hiện tốt hơn cho các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức an tâm công tác, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Phát triển thị trường KH&CN
Các đơn vị đề xuất liên kết Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị tích cực trong việc hợp tác để triển khai các dịch vụ, cơ chế và hành lang pháp lý trong việc liên kết. Tại Bình Dương, số lượng doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh nên nhu cầu về nguồn cung cầu công nghệ thiết bị là rất lớn; mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa có website, nên sàn là một kênh thông tin hữu ích… hiện tại, thống nhất các đơn vị xây dựng cơ chế, cách thức để các sàn liên kết, chia sẻ công nghệ và thiết bị một cách tự động, quản trị kỹ thuật và duy trì sàn hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên sàn.
Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Thực hiện Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Hướng dẫn 05/HD-SKHCN ngày 30/12/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND, giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thuận lợi.
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 03 Nghị quyết: Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 quyết định giao Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 quy định chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 về ban hành Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025; Quyết định số 826/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 27/3/2020 về triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025.
Hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất cho hệ sinh thái khởi nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp
Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương được thành lập với mục tiêu thực hiện kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh thành lập 03 phòng thí nghiệm chế tạo (fablab) dựa trên lĩnh vực thuộc thế mạnh của địa phương.
Ngoài ra, Bình Dương còn tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp; tổ chức tọa đàm, hội thảo chuyên đề, các cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhu cầu về mặt kết nối các chủ thể trong hệ sinh thái vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ; công tác hỗ trợ và hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh còn diễn ra đơn lẻ, chưa có tính liên thông liên kết giữa các cấp, các ngành; hoạt động kết nối giữa các địa phương, vùng chưa đi vào chiều sâu. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, vùng, các cấp, các ngành để đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.
Trần Phước