Huyện Bàu Bàng: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (22/02/2021)
Trong những năm qua, huyện Bàu Bàng đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa gắn với muc tiêu, định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạn tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện môi trường sử dụng tối đa lao động trên địa bàn huyện.
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn nhằm hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị.
Huyện cũng đưa ra các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao cụ thế cho các tiêu chí như: rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; các tuyến đường giao thông nông thôn được bảo trì thường xuyên và đảm bảo an toàn giao thông; đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu dân sinh và quy định phòng chống thiên tai tại chỗ; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục duy trì ở mức ≤ 1%; các xã có hợp tác xã được thành lập mới và hoạt động hiệu quả; tỷ lệ lao độn có việc làm được đào tạo trên tổng số lao động có việc làm thường xuyên ≥ 65%; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo quy định…
Trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất đối với các mô hình; tăng trưởng sử dụng các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đặc biệt là các giống có ưu thế lai. Phát triển các giống vật nuôi theo hướng lai kinh tế, hướng nạc, gia cầm siêu thịt…
Ứng dụng tổng hợp các biện pháp canh tác, thâm canh cây trồng, vật nuôi như biện pháp nông – lâm kết hợp, phát triển trang trại… bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, phù hợp với quy hoạch, sử dụng cân đối hiệu quả phân bón, áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, tăng cường công tác thú ý, phòng chống dịch bệnh và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi…
Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ; áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chế biến, bảo quản nông – lâm nghiệp sạch thông qua công tác khuyến nông; xây dựng mô hình sản xuất, triển khai ứng dụn các kết quả khoa học và công nghệ, kết quả các chương trình, đề tài khoa học vào sản xuất, chế biến, bảo quản.
Khuyến khích người dân trồng cây trong nhà màng, nhà lưới có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; áp dụng công nghệ tưới tiếc kiệm nước, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng có hệ thông điều khiển tự động hoặc bán tự động; công nghệ canh tác không dùng đất; ứng dụng công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản…
Phát triển các khu chăn nuôi và các cơ sở giết mổ tập trung đã được phê duyệt; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn phải theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường gắn với giết mổ tập trung. Đẩy mạnh tăng năng suất, chất lượng bằng việc sử dụng các giống lai có năng suất, chất lượng cao; phát triển giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Ứng dụng các công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, chăn nuôi tuần hoàn; công nghệ tự động hóa trong chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống; công nghệ sinh học xử lý phế phẩm phụ phẩm chăn nuôi; công nghệ tự động hóa trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi…
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm và phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, đồng thời làm tốt công tác dự báo, nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp, nhằm đảm bảo tiêu thụ nhanh sản phẩm với giá cả có lợi nhất cho người sản xuất.
Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo nghề gắn với các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực; đào tạo nghề gắn với việc chuyển đổi cơ cấu lao động khu vực nông thôn sang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Thy Diễm