Công nghệ giảm thiểu chất thải từ tấm pin mặt trời (23/04/2021)
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Etgar, Đại học Hebrew ở Jerusalem (Israel) đã nghiên cứu cấu trúc của pin mặt trời perovskite và phát triển một quy trình độc đáo để loại bỏ và thay thế các vật liệu perovskite đã xuống cấp trước những thách thức của phát triển bền vững và việc tái chế tấm pin mặt trời ở cấp độ toàn cầu.
Vào cuối năm 2020, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển một công nghệ mới để tái chế các vật liệu perovskite đã xuống cấp có thể được thay thế bằng các thành phần mới, hỗ trợ cho sự phát triển của các pin quang điện perovskite bền vững hơn, giúp hạn chế việc tạo ra chất thải.
Theo Vista, sản lượng điện từ điện mặt trời trên toàn cầu được ước tính vào khoảng 580 TWh vào năm 2018. Tuy nhiên, việc triển khai rộng rãi các tấm pin mặt trời làm nảy sinh các vấn đề môi trường lớn do sự xuống cấp của chúng theo thời gian, đặc biệt là liên quan đến nhiệt độ và sự nứt vỡ của pin mặt trời, và thiếu các giải pháp tái chế cho các thiết bị này. Tuổi thọ của thiết bị này ước tính khoảng 30 năm và sau đó dẫn đến việc sản sinh ra rất nhiều chất thải. Đây là nhược điểm chính của dạng năng lượng tái tạo này sử dụng.
Vật liệu perovskite được coi là tương lai của thời đại năng lượng mặt trời. Ngày nay, người ta đã tìm ra cách chế tạo pin mặt trời bằng chất liệu perovskite vượt qua mốc 20% hiệu suất, cánh cửa mở tới tương lai của thời đại năng lượng mặt trời có thể gần hơn chúng ta nghĩ. Pin mặt trời perovskite được coi là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho vật liệu dựa trên silicon truyền thống, với hiệu quả tương tự mà chi phí sản xuất lại giảm. Tuy nhiên, hiện chưa có công nghệ tái chế vật liệu perovskite này, chủ yếu do chúng được bao phủ bởi các hỗn hợp khác nữa trên cùng tấm pin mặt trời, gây ra các vấn đề môi trường tương tự như những vấn đề gặp phải với các tấm pin mặt trời truyền thống. Đó là lý do mà nhóm nghiên cứu Israel đã triển khai và nghiên cứu thành công công trình này.
Dương Tuấn