Ứng dụng phương pháp điều trị bằng Laser bán dẫn công suất thấp tại Bình Dương (06/05/2021)
Năm 1996 đề tài nghiên cứu khoa học về Laser quang châm điều trị chống viêm và giảm đau trên 2 nhóm bệnh chứng viêm xoang (tỵ uyên) và đau thắt lưng (yêu thống). Năm 1997 đề tài Laser quang châm trên tích huyệt chữa các bệnh nội khoa. Cả hai đề tài trên đã dẫn đường cho lý luận ứng dụng Laser BDCST trên hệ thống huyệt, đường kinh và thủ thuật châm theo Y học cổ truyền. Từ đó việc ứng dụng thiết bị Laser BDCST được nhiều thầy thuốc Đông y áp dụng. Tuy nhiên tính ưu việt trong điều trị được nâng cao do ứng dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời của thiết bị Quang trị liệu sử dụng một chùm tia với hai bước sóng khác nhau. Hiệu quả giải quyết chống viêm tại các xoang, khớp và vết loét bề mặt da đã nhanh chóng hỗ trợ kết quả lâm sàng của các chứng viêm khớp, viêm xoang, viêm họng, mũi…đặc biệt trên bệnh nhân tiểu đường do không sử dụng kim châm tránh được việc nhiễm trùng.
Năm 2003 các nhà Vật lý Việt Nam đã áp dụng phương pháp Mote Carlo để mô hình hóa chùm Laser lan truyền trong mô, lý giải khả năng chống viêm, giảm đau của tia Laser, ATP (Adenosine Triphosphat) được tổng hợp có khả năng biến đổi thành ADP, sau đó thành AMP và AMP vòng, là tác nhân kích thích tuyến thượng thận tiết cortisol, một tác nhân chống viêm rất có hiệu quả.
Tác giả đi đến kết luận:
- Đối với bước sóng 630nm, ở độ sâu 1cm để có cùng số phân tử ATP được tổng hợp, hoặc ta phải tăng công suất 10 lần hoặc phải kéo dài thời gian chiếu gấp 10 lần so với trường hợp chiếu Laser bước sóng 940nm (thông thường một lần điều trị từ 20 phút đến 30 phút, nếu tăng 10 lần là 200 đến 300 phút bằng 3 đến 5 giờ/ lượt điều trị).
- Tia bước sóng dài đi vào sâu hơn nên số ATP được tổng hợp ở khoảng cách sâu hơn dưới da, khả năng kích thích những tế bào ở những huyệt sâu dưới da lớn hơn.
Giai đoạn từ 1993 đến 2003 nền tảng hai lý luận của phương pháp điều trị bằng Laser bán dẫn công suất thấp đã tạo nên một nền học thuật mới. Học thuật này đáp ứng được chủ trương hiện đại hóa y học cổ truyền, đồng thời phát huy tinh thần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong đội ngũ thầy thuốc Đông y.
Giai đoạn mười năm từ 1993 đến 2003 với lý thuyết sử dụng kinh - huyệt trong Đông y và điều trị chống viêm, giảm đau Bình Dương đã tạo ra mạng lưới chăm sóc sức khỏe tại cơ sở tuyến xã, phường. Giai đoạn mười năm sau (2003 - 2013) với thành tựu của phương pháp Laser nội tĩnh mạch đưa đến yêu cầu hình thành đội ngũ chuyên khoa, với trang thiết bị chuyên sâu đòi hỏi cơ sở điều trị tương ứng với tuyến phòng khám khu vực, bệnh viện tuyến huyện, thị xã.
Từ năm 2004 đến 2010 tỉnh Bình Dương đã có 04 dự án triển khai ứng dụng thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp tại các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn.
* Một số đề tài, dự án đã triển khai thực hiện:
Năm 1996
Tên đề tài
|
Quang châm liệu pháp: nghiệm lý kết quả điều trị bệnh bằng thiết bị Laser bán dẫn, theo thủ pháp đông y châm cứu
|
Văn bản pháp lý
|
Nghiệm thu ngày 27/01/1996, kết quả loại Khá (GCN số 01/KHCN, ngày 10/4/1997 của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
|
Chủ nhiệm
|
LY-CN Lê Hưng, Phó giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền, Thư ký hội Laser quang châm Thủ dầu Một
|
Nội dung
|
- Khảo sát kết quả ứng dụng thiết bị Laser BDCST điều trị chống viêm chứng Tỵ uyên
- Khảo sát kết quả ứng dụng thiết bị Laser BDCST điều trị giảm đau chứng Yêu thống
|
Năm 1997
Tên đề tài
|
Laser quang châm trên tích huyệt
|
Chủ nhiệm
|
LY Vương Sanh, Chủ tịch Hội Châm cứu tỉnh Sông Bé
|
Nội dung
|
Khảo sát kết quả ứng dụng thiết bị Laser BDCST theo phương pháp châm trên tích huyệt
|
Năm 2003
Tên dự án
|
Triển khai ứng dụng Laser quang châm trong điều trị bệnh đến tuyến y tế huyện, thị.
|
Văn bản pháp lý
|
Quyết định số 1750/QĐ-UB 13/5/2003 Hội đồng nghiệm thu
|
Chủ nhiệm
|
BS Nguyễn Văn Đức, chuyên viên Sở Y tế, Ủy viên BCH Hội Laser y học.
|
Nội dung
|
- Đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng úng dụng và sử dụng thiết bị Laser quang châmbán dẫn phục vụ công tác điều trị cho người dân tại tuyến cơ sở.
- Đầu tư trang thiết bị cho 7 Trung tâm y tế huyện, thị với 02 máy/Trung tâm (loại máy 10 đầu châm và loại 2 kệnh) để thực hiện điều trị cho người bệnh.
- Góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại tuyến cơ sở do ngành y tế đề ra.
|
Tên đề tài
|
Ứng dụng thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp cắt cơn đói ma túy tại tỉnh Bình Phước.
|
Văn bản pháp lý
|
Nghiệm thu ngày 23/10/2003 xếp loại xuất sắc
Giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần I-2004 (Quyết định số 1375/QĐ-CT ngày 04/4/2005 của Chủ tịch UBND).
|
Chủ nhiệm
|
LY Trần Đình Hợp, Phó chủ tịch Hội Laser y học
|
Nội dung
|
Hỗ trợ cắt cơn đói ma túy bằng thiết bị Laser BDCST cho 52 bệnh nhân cai nghiện tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh và Trung tâm Giáo dục lao động và việc làm Minh Lập tỉnh Bình Phước.
|
Năm 2004
Tên dự án
|
Triển khai ứng dụng Laser quang châm chữa các bệnh chứng theo châm cứu cổ truyền tại các trạm y tế xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia trong tỉnh Bình Dương.
|
Văn bản pháp lý
|
Quyết định số 7804/QĐ-CT ngày 22/10/2004 về thực hiện dự án
Quyết định số 813/QĐ-UBND ngày 28/02/2006 về thành lập Hội đồng nghiệm thu
|
Chủ nhiệm
|
BSCKII Thái Văn Minh, Phó chủ tịch thường trực Hội Laser y học.
|
Nội dung
|
- Đào tạo 28 học viên về kỹ thuật Laser châm.
- Trang bị mỗi trạm y tế thiết bị (10 đầu châm, 02 kênh quang châm), tổng số 14 trạm đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế.
|
Tên đề tài
|
Ứng dụng Laser BDCST hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy tại tỉnh Bình Phước.
|
Văn bản pháp lý
|
Quyết định số 2506/QĐ-UB ngày 28/9/2004 của UBND tỉnh Bình Phước về phê duyệt thực hiện đề tài Ứng dụng thiết bị Laser BDCST hỗ trợ cai nghiện ma túy tại tỉnh Bình Phước.
|
Chủ nhiệm
|
LYĐK Trần Đình Hợp, Phó chủ tịch Hội Laser y học.
|
Nội dung
|
- Đào tạo 05 học viên về kỹ thuật Laser châm.
- Trang bị trạm y tế Trung tâm Giáo dục laođộng và hỗ trợ Việt làm Minh Lập 01thiết bị (10 đầu châm, 02 kênh quang châm).
- Điều trị 115 bệnh nhân cai nghiện tại Trung tâm Minh Lập và Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh.
|
Năm 2007
Tên dự án
|
Triển khai ứng dụng thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp tại 30 trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế trong tỉnh Bình Dương.
|
Văn bản pháp lý
|
Quyết định số 3739/QĐ-UBND ngày 23/8/2007 của Phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Hiệp ký về thực hiện dự án - 2.010.51.290 đồng.
|
Chủ nhiệm
|
LY Trần Đình Hợp, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Phó chủ tịch Hội Laser y học.
|
Nội dung
|
- Đào tạo 40 kỹ thuật viên.
- Trang bị 30 thiết bị 10 đầu châm, 30 thiết bị 02 kênh quang trị liệu cho 30 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế trong tỉnh Bình Dương.
|
Năm 2010
Tên dự án
|
Triển khai ứng dụng thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp tại trạm y tế của xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương năm 2010.
|
Văn bản pháp lý
|
Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 về thực hiện dự án “Ứng dụng thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp tại trạm y tế của xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương năm 2010”.
|
Chủ nhiệm
|
LY Trần Đình Hợp, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Phó chủ tịch Hội Laser y học.
|
Nội dung
|
- Đào tạo 66 kỹ thuật viên.
- Trang bị 46 thiết bị 10 đầu châm, 46 thiết bị 02 kênh quang trị liệu và xe đẩy, giá đỡ, ổn áp cho 46 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế trong tỉnh Bình Dương.
|
Trần Đình Hợp
Chủ tịch Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương