Lạc nội mạc tử cung: Triệu chứng và điều trị (09/05/2017)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tức là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung. Nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Nguyên nhân: Hiện nay y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra lạc nội mạc tử cung. Nhưng có nhiều giả thuyết về nguyên nhận gây ra bệnh lý này: Các mô nội mạc tử cung bị bong tróc ra trong chu kỳ kinh nguyệt, trôi ngược trở lại vào buồng trứng và lọt ra ngoài tử cung vào khung chậu; Di truyền: bệnh lạc nội mạc tử cung có tính di truyền với các thành viên nữ trong gia đình; Ảnh hưởng bởi tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung; Do sự suy yếu của hệ miễn dịch: không ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào nội mạc tử cung ở các vị trí bất thường trong khung chậu; Ảnh hưởng bởi môi trường: sự phơi nhiễm trong một thời gian dài với các hóa chất độc hại như dioxin sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung.
Triệu chứng: Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung nhưng không xuất hiện các triệu chứng. Trong khi đó, một số khác có các triệu chứng như: Đau khi hành kinh hay khi giao hợp; xuất huyết bất thường trong lúc hành kinh; đau ở vùng bụng dưới và khung chậu..; rối loạn đường tiêu hóa; tiêu chảy hay táo bón; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây ra vô sinh.
Bệnh lạc nội mạc tử cung thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không có những kiến thức về nó để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt chỉ là những triệu chứng ban đầu của đầu của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung.
Thuốc điều trị: Thuốc sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung được chia làm hai nhóm chính: Nhóm điều trị giảm đau và nhóm liệu pháp hoóc-môn. Các nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích làm giảm đau, giảm nhẹ các triệu chứng trong giai đoạn hành kinh và cải thiện khả năng sinh sản.
Thuốc điều trị giảm đau: Sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh theo đơn của bác sĩ hoặc có một số nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin…); nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…); nhóm thuốc giảm đau opioid (hydrocodon, fentanyl, tramadol…). Các nhóm thuốc trên thường được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau để làm giảm các cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra.
- Liệu pháp Hormone: bổ sung nội tiết tố có thể tạo ra hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau. Nó ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài, nhưng đây lại không phải phương pháp chữa lâu dài.
- Phẫu thuật: nếu trong 3 tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm thì bắt buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Với những trường hợp mong muốn có thai, thì phương pháp phẫu thuật này có thể mang lại những thành công nhất định. Mổ nội soi loại bỏ những lớp lót nội mạc tử cung bị “lạc”. Sau khi phẫu thuật xong cần khám thường xuyên từ 3-6 tháng để tránh tái phát trở lại.
Và mới đây, Govindarajan Mirudhubashini (Canada) đã có sáng chế đề cập đến việc sử dụng progestogen để sản xuất thuốc dùng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, bao gồm bệnh lạc nội mạc tử cung bên ngoài, u nội mạc tử cung, lạc màng trong tử cung, u tuyến cơ, khối u tuyến cơ nhỏ ở các dây chằng tử cung xương cùng, và khối u nhỏ lạc màng trong tử cung, như bệnh lạc nội mạc tử cung thể sẹo, trong đó progestogen được đưa vào vùng tổn thương qua âm đạo, nội soi hoặc phẫu thuật mở, bao gồm cả phẫu thuật mở bụng.
Trần Phước (Nguồn: Ineternet)