Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập để phát triển (16/01/2022)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đẩy mạnh, phát triển mạng lưới khoa học và công nghệ công nghệ góp phần đẩy mạng hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong cả nước, nhờ những chủ trương và biện pháp quyết liệt, đúng hướng trong công tác quản lý nhà nước thời gian gần đây, những yếu kém và trở ngại đã dần được khắc phục. Ngành khoa học và công nghệ đã có những thành quả ấn tượng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và nâng cao uy tín của nền khoa học và công nghệ Việt Nam. Trong đó, mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ công nghệ đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng kinh tế, đặt nền móng và tạo dựng nên một nền công nghệ và công nghệ của đất nước có tầm vóc nhất định. Trong mạng lưới này, có thể kể đến vai trò to lớn của các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra các định hướng phát triển tổ chức khoa học công nghệ: Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học công nghệ, các trường đại học, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ trong từng giai đoạn. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ở các lĩnh vực được ưu tiên. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học công nghệ;
Thực hiện triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập về nhân lực, kinh phí hoạt động dự trên kết quả và hiệu quả hoạt động. Tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ, đồng thời có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả. Tạo điều kiện để các tổ chức khoa học công nghệ được vay vốn từ các quỹ dành cho khoa học công nghệ hoặc các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa giúp khoa học công nghệ từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, trong giai đoạn tới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế được coi là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, giúp cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, thực hiện đồng bộ nhiệm vụ nâng cao năng lực khoa học công nghệ được tăng nhanh có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực.
Nhà nước tập trung hơn vào việc đầu tư sản xuất những sản phẩm trọng điểm, mũi nhọn đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, gắn mục tiêu khoa học công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở từng ngành, địa phương, cơ sở. Nhà nước thực hiện đổi mới cơ bản cơ chế sử dụng kinh phí và xây dựng, triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ hiệu quả, ứng dụng... từng bước hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn với sản xuất, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao...
Trong lĩnh vực này, Bình Dương đang từng bước đầu tư phát triển, ứng dụng tiềm lực khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực để giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống, quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Chất lượng sản phẩm dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu kinh tế dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, mời gọi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới công nghệ.
Bình Dương xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới kết hợp và hỗ trợ hoạt động kinh doanh dịch vụ. Việc thành lập Trung tâm Sáng kiến cộng đồng - hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh, phát triển hệ thống phòng thí nghiệm thông minh tại các trường đại học, cao đẳng, vườn ươm doanh nghiệp là những điển hành phát triển hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo góp phần hình thành tổ chức khoa học công nghệ tương lai.
Hiện nay, Bình Dương có 14 tổ chức khoa học công nghệ công lập, chiếm tỷ lệ gần 50% với tổng số tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các chiến lược khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tổ chức khoa học công nghệ là những đơn vị tạo ra tri thức khoa học và phát triển các công nghệ mới, thương mại hóa, chuyển giao tri thức và công nghệ mới đến người sử dụng. Các tổ chức khoa học công nghệ công lập là những đơn vị xác định, đưa ra những định hướng và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Trên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Bình Dương phát triển mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ công lập với quan điểm luôn gắn liền với xu hướng phát triển khoa học công nghệ như sau:
- Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ công lập là một bộ phận hữu cơ của ngành khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội chất lượng, hiệu quả và bền vững dựa trên hệ thống cơ sở lý luận khoa học được nghiên cứu, hàm lượng công nghệ và giải pháp kỹ thuật, gắn hoạt động ngành khoa học công nghệ với hoạt động các nước và vùng Đông Nam bộ.
- Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ công lập trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ và cạnh tranh công nghệ, đa dạng hóa hoạt động khoa học công nghệ trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp, phát huy tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng ứng dụng.
- Phát triển ngành khoa học công nghệ trên cơ sở xây dựng và nâng cấp nguồn lực khoa học công nghệ trong đó có mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ công lập nhằm tạo nguồn lực cơ bản cho nền kinh tế tri thức. Phát triển khoa học công nghệ hài hòa giữa kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn, hướng đến hình thành vững chắc thị trường khoa học công nghệ.
Hồng Phước