English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin khoa học công nghệ

Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương (10/02/2022)

Nước ta là một nước nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp là nhân tố chủ lực đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc dân số già hóa cùng cơ cấu lao động dần chuyển dịch sang công nghiệp đã làm giảm sút nguồn nhân lực tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp dần thu hẹp, cùng với đó là sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng sụt giảm do tác động của biến đổi khí hậu cũng như kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ là chìa khóa để giải quyết những thách thức này.
 
Ý tưởng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là ý tưởng về phát triển nông nghiệp bền vững giúp giải quyết thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các tính năng ưu việt của công nghệ như công nghệ nhà kính, công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến, công nghệ AI… từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tưng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp giảm bớt sự phụ thuộc của quá trình sản xuất vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu.
 
Khi Luật số Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được ban hành, Bình Dương đã mời gọi các nhà đầu tư thành lập các khu vực sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Tiếp theo đó là thực hiện, khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp được ban hành như: Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp; Quyết định số 813/NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ.
 
Tại địa phương, gần đây nhất là vào ngày 23/11/2020, tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3485/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Tập trung phát triển các loại câu trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị, lợi nhuận trên một đơn vị điện tích đất nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghệp chế biến và quá trình đô thị hóa.
 
Ngày 10/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và có phương án, đề án, dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ký kết hợp đồng sản xuất tiêu thị sản phẩm nông nghiệp; thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; sơ chế, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nhiệp, thủy sản, đầu tư sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ cho sản xuất không gây ô nhiêm môi trường phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Bình Dương.
 
Từ những chủ trương, chính sách của ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, Bình Dương đã xây dựng định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp cụ thể cho các lĩnh vực. Trong lĩnh vực trồng trọt sẽ tổ chức sản uất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của ngành, ứng cộng công nghệ 4.0 vào sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% vào năm 2030; trong chăn nuôi, mở rộng quy mô đàn heo ngoại theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng trang trại an toàn sinh học và nuôi gà ta thả vườn có kiểm soát dịch bệnh. Chăn nuôi gia súc tập trung…
 
Trong lâm nghiệp, đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn phục vụ công tác Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện trồng rừng tập trung khi có quỹ đất trống, trồng tái canh sau khi khai thác chính kịp thời và đúng thời vụ…; trong lĩnh vực thủy sản, tiếp tục duy trì thực hiện chương trình hỗ trợ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực hồ Cần Nôm và đập Phước Hòa.
 
Trong công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường, kêu gọi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị cho ngành nông nghiệp theo hướng chuyên sâu. Hình thành và phát triển hệ thống logistics đồng bộ nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản…; huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với nông thôn mới đảm bảo theo hướng toàn diện, đi vào chiều sâu, cải hiện trực tiếp đến điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn.

 

Bàn về vấn đề này, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan và Ths. Dương Trường Phúc – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn cũng đưa ra một số định hướng cho tỉnh Bình Dương như: (1) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với kinh tế tuần hoàn nhằm mang đến những triển vọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nguyên vật liệu sơ cấp, bảo tồn, tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tạo các thị trường mới, tạo việc làm và gia tăng giá trị xã hội; (2) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị nông nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất theo quy trình chặt chẽ, liên kết sâu các tác nhân nhằm ứng phó tốt với các ngoại tác bên ngoài như biến động thị trường, thiên tai… bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho việc ứng dụng và kiểm soát công nghệ một cách toàn diện trong các khâu sản xuất từ cung ứng đầu vào, đến sản xuất, chế biến và phân phối; (3) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch nhằm thu hút, phục vụ và thỏa mãn nhu cầu du khách đến tham quan, học tập, trải nghiệm và mua sắm sản phẩm sạch chất lượng cao từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 
Nguyễn Thị Mỹ Linh



  Tin liên quan
  • Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (05/08/2024)
  • Thông báo Kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 7 (21/06/2024)
  • Chatbot: ứng dụng mới hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp bền vững (08/10/2023)
  • Đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ phát triển thành phố thông minh Bình Dương (30/09/2023)
  • Hướng tới sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường (27/08/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9843233
Đang online: 30
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI