Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 (10/04/2023)
Ngày 16/3/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1092/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.
Mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác (cây trồng hàng năm, cây lâu năm) để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý, lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thá; giống có khả năng chịu được sâu, bệnh tốt nhầm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững. Kế hoạch có ba giải pháp Trọng tâm là công tác tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý tổ chức sản xuất.
Trong đó, xác định khoa học, công nghệ là một trong những giải pháp chính để tạo ra đột phá năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị và phát triển bền vững; lựa chọn sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái, giống có khả năng chống chịu được sâu, bệnh tốt; bố trí cây trồng, mùa vụ, ứng dụng tiến bộ khoa kỹ thuật, giải pháp công nghệ mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai vào năng lực sản xuất của nông dân mới nâng cao được năng suất cho hiệu quả kinh tế cao; chuyển đổi cây trồng gắn với các giải pháp mùa vụ, cây trồng, công thức luân canh, xen canh phù hợp với từng vùng tập quán canh tác để phát huy tiềm năng và lợi thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến nâng cao giá trị nông sản.
Nhà nước, nhà khoa học là đầu mối chuyển giao tư vấn kỹ thuật giúp nông dân tiếp cận và thay đổi tập quán. Đặc biệt, chuyển đổi phải gắn kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích trách nhiệm giữ doanh nghiệp với người dân. Tăng cường áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlabalGAP, hữu cơ…), phương thức sản xuất được chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang hình thức liên kết sản xuất; gắn công tác chuyển đổi số với thị trường để đảm bảo đầu ra cho nông sản và áp dụng các chính sách hỗ trợ nông dân về vốn kỹ thuật công nghệ… tăng cường công tác xúc tiến thương mại quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tổ chức kết nối và mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng và bao tiêu sản phẩm ổn định cho nông dân sản xuất.
Mỹ Linh