Luật Giao dịch điện tử (30/06/2023)
Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024, bao gồm 8 chương, 53 Điều luật với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung cụ thể: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Thông điệp dữ liệu; Chương III: Chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy; Chương IV: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Luật này quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Về Thông điệp dữ liệu, Luật quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu từ Điều 7 đến Điều 13: Hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, thông điệp dữ liệu dùng làm chứng cứ, chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu, hình thức lưu trũ thông điệp dữ liệu; gửi, nhận thông điệp dữ liệu được quy định từ Điều 14 đến Điều 18: người khởi tạo thông điệp dữ liệu, thời điểm/địa điểm gửi thông điệp dữ liệu, nhận thông điệp dữ liệu, thời điểm/địa điểm nhận thông điệp dữ liệu, gửi/nhận tự động thông điệp dữ liệu.
Về Chứng thư điện tử, Luật quy định từ Điều 19 đến Điều 21: Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử, chuyển giao chứng thư điện tử, yêu cầu đối với lưu trữ/xử lý chứng thư điện tử.
Về Chữ ký điện tử, Luật quy định từ Điều 22 đến Điều 27: Chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử/chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài, chữ ký điện tử nước ngoài/ chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.
Về Dịch vụ tin cậy, Luật quy định từ Điều 28 đến Điều 33: Dịch vụ tin cậy, điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy, dịch vụ cấp dấu thời gian, dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Về Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, Luật quy định từ Điều 34 đến Điều 38: Hợp đồng điện tử, giao kết hợp đồng điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, việc nhận/ gửi/ thời điểm/ địa điểm nhận/ gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Về Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, Luật quy định từ Điều 39 đến Điều 44: Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, quản lý dữ liệu/cơ sở dữ liệu dùng chung, tạo lập/ thu thập dữ liệu, kết nối/ chia sẻ dữ liệu, dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử.
Về Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, Luật quy định từ Điều 45 đến Điều 48: Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, tài khoản giao dịch điện tử, trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, báo cáo/ tổng hợp/ chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử.
Về Quản lý nhà nước về Giao dịch điện tử, Luật quy định tại Điều 49 và Điều 50: Nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử.
Ánh Nguyệt