Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu. (15/07/2014)
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu và vốn tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng. Nền Đông Y Việt Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, các thày thuốc Việt Nam đã sử dụng hàng nghìn vị thuốc để phòng, chữa bệnh cho nhân dân gồm thực vật, khoáng vật, động vật, nhưng thông dụng nhất là các loài thực vật.
Việt Nam la quê hương của 2 loài gấu: Gấu ngựa và gấu chó.Nhu cầu sử dụng mật gấu là một trong những mối đe dọa chính đối với các loài gấu của Việt nam.
Theo các chuyên gia, thời gian qua ở Việt Nam, thực trạng nuôi nhốt Gấu vì mục đích khai thác, trích hút, buôn bán mật dù đã được pháp luật Việt Nam nghiêm cấm từ năm 2006 nhưng hiện tượng nuôi Gấu lấy mật vẫn diễn ra trên nhiều vùng miền khắp cả nước. Vấn nạn này đe dọa trực tiếp đối với sự tồn vong của các cá thể Gấu...
Hiện nay, các bác sỹ ở Việt Nam cho rằng dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Về cơ bản, Y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu để chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống.
Thực tế cho thấy trong quá trình trích hút mật ở các cá thể Gấu bị nuôi nhốt thường không đảm bảo vô trùng và Mật Gấu này thường ẩn chứa một lượng vi khuẩn cao. Người sử dụng Mật Gấu tươi vô tình sẽ uống luôn cả chất độc.
Ở VN, đã có một số trường hợp tử vong có liên quan đến uống mật gấu”. Ngoài ra, uống mật gấu còn có thể gây ra một số triệu chứng nhiễm độc như tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mắt đỏ, cơ thể đau nhức, hồng cầu trong nước tiểu...
Theo một khảo sát mới nhất do Tổ chức Động vật châu Á và Trung ương Hội Đông y Việt Nam tiến hành về việc sử dụng Mật Gấu trong y học cổ truyền ở Việt Nam, cuộc khảo sát lấy ý kiến của 1.149 bác sỹ Đông y ở 9 tỉnh, thành đã cho thấy chỉ có 17% số thầy thuốc Đông y ở Việt Nam sử dụng mật gấu. Và chính các trang trại nuôi Gấu lấy mật, chứ không phải các bác sỹ y học cổ truyền đã tạo nên nhu cầu đối với Mật Gấu.
Hãy trả lại bình yên cho loài gấu.Thay vì săn lùng và hành hạ loài gấu để lấy mật, chúng ta có thể dùng hàng chục cây thuốc có sẵn trong tự nhiên nhằm giải quyết nhu cầu chữa bệnh..
Là quốc gia có nguồn dược liệu rất phong phú, trong đó rất nhiều cây thuốc có thể thay thế mật gấu, vị thuốc chủ yếu dùng chữa bệnh chấn thương ngoài da mà ít dùng để uống. Phần lớn các loại thảo dược này đều sẵn có trên khắp mọi miền đất nước và dễ kiếm tìm như cây đại, ngải cứu, nghệ đen, tam thất…
Việt Nam có nguồn cây thuốc rất phong phú, khoảng hơn 4.000 loài cây. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, đồng thời giúp thay thế được việc sử dụng các bộ phận của các loài động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, gấu, tê giác...
Theo bà Bà Nguyễn Thanh Huyền - Trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu chia sẻ: hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chiết xuất những hoạt chất để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe:
- Hoạt chất Lutein được chiết xuất từ Cúc vạn thọ (Tagetes sp.) được dùng làm thuốc và thực phẩm chức năng; các hoạt chất Oseltamivir được sản xuất từ Acid Shikimic chiết xuất từ quả Hồi (Illicium verum).
- Một số dược thảo được sử dụng để chiết xuất các hoạt chất chữa bệnh Alzheimer và một số dạng thiểu năng trí nhớ như chiết Galantamin từ hoa Xuyên tuyết Galanthus woronowii , Huperzine A là 1 sesquitecpen alcaloid từ Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata), chiết Silymarin từ cây Cúc gai (Slibum marianum) chữa viêm gan. Hypericin từ cây Ban Âu (Hypericum perforatum) chữa trầm cảm.
- Resveratrol từ Cốt khí củ (Polygonum cuspidatum) và bã thải của công nghệ sản xuất vang nho làm thuốc chống oxy hoá. Curcumin từ Nghệ làm tthuốc chống viêm.
-Các hoạt chất chữa ung thư quan trọng được chiết xuất từ thực vật như: Vinblastin và Vincristin là các alkaloid được chiết xuất từ Dừa cạn (Catharanthus roseus), Podophylyllotoxin được phân lâp từ rễ của các loài thuộc chi Bát giác liên (Podophyllum spp.),
- Paclitaxel (Taxol) được phân lập từ vỏ cây Thông đỏ, Camptothecin được phân lập từ cây Hỉ thụ (Camptotheca acuminata), Homoharringtonin được phân lập từ cây Đỉnh tùng Trung Quốc (Cephalotaxus harringtonia), Combretastatin được phân lập từ cây Liễu bụi Nam Phi (Combretum caffrum); Chiết diosgenin từ Củ Mài gừng (Dioscorea zingiberensis) chữa bệnh huyết áp,
- Chiết xuất Artemisinin từ Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua) chữa bệnh sốt rét; dùng các loài Nhân sâm (Panax spp.) để bồi bổ sức khỏe;
- Nghiên cứu để sản xuất các thuốc điều trị các bệnh trong quá trình lão hoá như: tăng lipid huyết, tăng acid uric, tiểu đường, huyết áp cao, thấp khớp, kích thích miễn dịch..như: Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), Nghệ (Curcuma domestica và Curcuma xanthorrhiza), Thục địa (Guazuma ulmifolia), Nhàu (Morinda citrifolia), Tiêu dội (Piper retrofractum), Ổi (Psidium guajava), Sắn thuyền (Syzygium polyantha) và Gừng (Zingiber officinale)….
Nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và loài gấu nói riêng, Để góp phần thực thi Công ước CITES - công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) đã phối hợp Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (WSPA) triển khai dự án “Điều tra, thu thập thông tin về một số loài cây thuốc ở Việt Nam có công dụng tương tự như công dụng của mật gấu.”
Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, phát hành cuốn tài liệu “Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu".nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Cuốn sách giới thiệu cụ thể 32 cây thuốc, vị thuốc là những dược liệu sẵn có trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Hầu hết các cây thuốc đã xác định được tính vị, tác dụng, công dụng và liều dùng, cách dùng chữa bệnh... Trên cơ sở tác dụng điều trị bệnh của mỗi vị thuốc, cuốn sách cũng giúp tra cứu dễ dàng việc sử dụng dược liệu để chữa những chứng bệnh cụ thể.Nhiều cây thuốc được giớ tiệu trong cuốn sách vốn đã trở thành quen thuộc với người Việt như cây nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm, cây dừa cạn với các hoạt chất chữa ung thư, hoạt chất của cây thanh cao hoa vàng chữa sốt rét, nhiều loại cây thuốc còn có khả năng điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gút, thấp khớp, kích thích miễn dịch… như xuyên tâm liên, nghệ, thục địa, nhàu, tiêu dội, ổi, sắn thuyền, gừng...
Ngày 24/3, 2013 Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, đã ra mắt cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu".
Cuốn sách là một minh chứng y học khẳng định các phương thuốc và thảo dược tự nhiên hoàn toàn có khả năng chữa bệnh hiệu quả, thay thế được các tác dụng của mật gấu trong y học cổ truyền, đồng thời không tàn ác với động vật.
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen,Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Trung ương Hội Đông y Việt Nam cũng như các hội viên Đông y. Các nghiên cứu và khảo sát mà Tổ chức và Trung ương Hội thực hiện khẳng định rằng các thầy thuốc Đông y đã và đang dần loại bỏ việc sử dụng mật gấu để chữa bệnh. Việc sử dụng mật gấu và nạn nuôi gấu lấy mật đã sẵn sàng để được đưa vào quá khứ".
Dược sỹ Phạm Hinh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết: Vì lợi nhuận do ngành kinh doanh Mật Gấu đem lại đã đẩy loài Gấu đến nguy cơ tuyệt chủng. Việc ra đời cuốn sách là việc làm thiết thực để bảo vệ loài Gấu, bảo tồn loài động vật hoang dã, quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng.
Cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu" do Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp cùng Trung Ương hội Đông Y Việt Nam phát hành, nhằm khuyến khích việc bảo tồn các loài gấu Việt Nam và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu.
Thân Thị Diệp Nga – Trường Đh Thủ Dầu Một