Giấm gỗ - ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp (07/09/2018)
Giấm gỗ (Wood vinegar) là sản phẩm được tạo thành từ nhiều khoáng chất, hợp chất và acid với hơn 200 hoạt chất khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là acid acetic, từ 3 - 7%, tổng thành phần chất hữu cơ 50-70%. Ngoài ra, giấm gỗ thô bao gồm khoảng 5% phenol, các loại giấm hữu cơ khác, một vài phần trăm các loại rượu khác nhau (methanol và ethanol)...
Những ảnh hưởng tích cực của giấm gỗ ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: Giúp tăng sức sống và cải thiện chất lượng cây trồng; giúp kiểm soát côn trùng độc hại và một số loại bệnh cây trồng; làm ức chế cỏ dại mọc và giảm các bệnh ở đất; giúp hệ rễ cây phát triển mạnh hơn; ủ phân chuồng với giấm gỗ làm giảm mùi và giúp ủ phân mau hoai.
Giấm gỗ bao gồm các thành phần ổn định bởi sự phân giải nhiệt các vật liệu cacbon nên dù các chủng loại vật liệu cacbon khác nhau thì các thành phần chứa trong giấm gỗ hầu như không khác nhau nhiều. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng giấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, kích thích tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi, làm sạch môi trường có mùi hôi và rác thải,…
Giấm gỗ được biết là thuốc diệt cỏ hiệu quả, tuy nhiên, giấm gỗ ở nồng độ cao có thể giết chết tế bào thực vật và liều lượng thấp có thể kích thích tăng trưởng thực vật. Giấm gỗ thúc đẩy sự nảy mầm và tăng trưởng rễ nhỏ cho nhiều loại cây trồng, hoa và thảo dược; làm tăng số lượng lá trên cây và do đó, diện tích lá tăng, tích lũy sinh khối nhiều, tăng số quả. Giấm gỗ sử dụng như phân bón lá thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng thực vật… Ngoài ra, Giấm gỗ còn được sử dụng như chất bảo quản, để ức chế nấm gây đổi màu trên chất liệu gỗ.
Tại Thái Lan, Nhật Bản, nông dân các nước đã tự sản xuất bằng cách đơn giản là thu nước giấm gỗ thô từ khói lò than sinh học được ngưng tụ sau khi đi qua ống tre thoát ra ngoài và lắng tĩnh giấm gỗ thô với thời gian từ 3 - 6 tháng, bỏ lớp dầu nổi ở bề mặt và lớp hắc ín lắng ở đáy, lấy phần giấm gỗ ở giữa sử dụng cho nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất than sinh học với quy mô lớn, nhiều cụm lò, giấm gỗ được thu hồi ở quy mô công nghiệp bằng vật liệu chống ăn mòn axit và chưng cất bằng thiết bị áp suất. Trong giấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ nhưng khoảng 80 - 90 % là thành phần nước. Từ 10 - 20 % còn lại bao gồm rất nhiều các thành phần khác gồm các loại cồn, ester, axit, phenol, Aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của giấm gỗ là thành phần axit axetic (khoảng 3 - 5 %). Phenol cũng là thành phần chủ yếu của giấm gỗ và chiếm vài phần trăm.
Giấm gỗ hoạt động như một loại thuốc diệt cỏ, đặc biệt là trong việc kiểm soát cỏ dại lá rộng như Chenopodium album, Stellaria media và Heracleum persicum. Hơn nữa, có nghiên cứu cho rằng giấm gỗ có thể được trộn với thuốc trừ cỏ tổng hợp hoặc thuốc trừ sâu để nâng cao hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nó có thể là có thể làm giảm lượng hóa chất bảo vệ thực vật thông qua sử dụng giấm gỗ như một chất phụ gia. Các nghiên cứu khác đã kết luận rằng giấm gỗ trong nông nghiệp hữu cơ nhiều ứng dụng, bao gồm kiểm soát sâu bệnh, cải tạo đất. Đặc biệt khi áp dụng thuốc diệt cỏ kết hợp với giấm gỗ để ngâm hạt nảy mầm.
Giấm gỗ còn cải thiện hiệu suất của lợn con cai sữa bởi hàm lượng gestibility dinh dưỡng và giảm coliforms đường ruột có hại. Hiệu suất của lợn ăn với giấm gỗ đã được tìm thấy là tốt hơn so với axit hữu cơ. Các chất lỏng giấm gọi là Nekka-Rich cho thấy Antiprotozoan hoạt động chống lại Cryptospiridosis parvum, do đó, bê con được cho ăn sữa giàu Nekka-Rich cho thấy bệnh tiêu chảy không còn sau 1 ngày điều trị. Hỗn hợp của than củi và giấm gỗ đã được chứng minh là hữu ích như là một nguồn thức ăn thủy sản, cũng như một thành phần hữu ích trong thức ăn cho gà trong chăn nuôi. Ở Nhật Bản, giấm gỗ được sử dụng để cải tạo đất và làm thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra còn sử dụng làm dầu tắm có thành phần là giấm gỗ pha loãng với nước để tắm vào mùa hè trị các bệnh mẩn ngứa, người nông dân thường pha giấm gỗ với nồng độ đậm đặc để phun trên rau màu diệt sâu bọ phá hoại.
Trên thế giới giấm gỗ được nghiên cứu nhiều, cho thấy một số lợi ích sức khỏe như thúc đẩy tiêu hóa và giúp làm dịu chứng khó tiêu, loại bỏ mùi hôi, hỗ trợ sức khỏe ruột, gan, chống lại bệnh tiêu chảy, nôn, bảo vệ sức khỏe răng miệng; cân bằng Cholesterol, làm sạch vết thương, loét do tiểu đường,… Các thử nghiệm về trồng trọt mặc dù vẫn đang trong thời gian thực hiện nhưng nhiều đối tượng cây trồng đã có biểu hiện rõ rệt về khả năng phòng trừ nấm khuẩn của Giấm gỗ. Bệnh có biểu hiện tích cực nhất là bệnh đốm nâu ở cây Thanh long; nấm muội đen và rầy trên Mãng cầu, Ổi, Cam, Canh, Bưởi; bệnh sương mai và rầy xanh trên Bầu, Bí, Mướp và Dưa lê. Đặc biệt, ở mức pha loãng Giấm gỗ thích hợp (1:70), bệnh thối rễ ở Lan hồ điệp trong vườn ươm cũng được cả thiện đáng kể. Một số kết quả đã hoàn thiện ở các thí nghiệm chính qui đối với nhóm rau ăn lá (rau muống và rau dền) và rau ăn trái (mướp đắng) được trình bày theo bài riêng dưới đây.
Minh Thanh (Giấm gỗ, sản phẩm mới của việt Nam, CESTI, 2017)