Áp dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng (04/01/2016)
Phương thức khoán chi từng phần được áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước...). Chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng chưa được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra.
Tái cơ cấu ngành khoa học và công nghệ gắn với chuyển đổi mô hình tăng trường góp phần phát triển kinh tế (04/01/2016)
Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ các sản phẩm có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; triển khai nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo các định hướng phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học... tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm, có năng suất và giá trị gia tăng cao.
Tiêu chí xác định vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (04/01/2016)
Các tiêu chí này được quy định tại Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.
Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng (04/01/2016)
Trong trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với dịch vụ nêu trên được thay thế bằng quy chuẩn mới thì áp dụng theo quy chuẩn mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016 và thay thế Thông tư số 02/2013/TT-BTTTT ngày 22/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
Vấn đề thiếu hụt lao động giai đoạn 2011 - 2015 (25/12/2015)
Thiếu hụt lao động (Labor shortage) là tình huống trong đó người sử dụng lao động không có đủ lao động cần thiết để thực hiện mục tiêu của họ. Theo đó, người sử dụng lao động được hiểu là cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình có điều kiện, năng lực được hợp thức hóa để thuê mướn, sử dụng lao động. Lao động được hiểu theo hai nghĩa: (1) sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình hoạt động nhằm sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội; (2) người lao động được hiểu là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang tìm kiếm việc làm.
Tiết học xanh – Giáo dục môi trường cho sinh viên sư phạm (25/12/2015)
Trong tất cả các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia thì nhân lực luôn là nguồn lực được chú trọng hàng đầu. Trong cấn đề môi trường cũng vậy, chúng ta cần một “thế hệ xanh” cho tương lai của đất nước. Đó chính là những học sinh - sinh viên có nhận thức về vấn đề môi tường, những con người biết hành động bảo vệ môi trường và tạo ảnh hưởng đó tới những người xung quanh. Vì vậy giáo dục môi trường hiện được xem là công cụ quan trọng thiết yếu trong các nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.