Công nghệ máy quét quang học giúp nhận biết chính xác dinh dưỡng trong thực phẩm (06/04/2016)
Máy quét này có kích cỡ nhỏ như hạt gạo và được tích hợp trên điện thoại. Trước hết, máy quét sẽ tiến hành xác nhận hình ảnh quang học và truy vấn vào thư viện hình ảnh đã cài đặt sẵn để tìm ra vật thể được quét. Khi đó, những đặc điểm cụ thể của sản phẩm sẽ hiển thị trên biểu đồ. Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến hành kết hợp cả hai bước trên để tìm những đặc tính của những loại thực phẩm đang kiểm tra.
“Gậy môi trường” - Chi phí thấp, ứng dụng cao (01/04/2016)
Thiết bị này do bạn Lê Huỳnh Đức, học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long thiết kế. Với lòng đam mê sáng tạo, Đức đã thiết kế chiếc “Gậy môi trường” với mong muốn nhặt rác ở trên ban công, khuôn viên cây cảnh, khe rãnh… nhằm hạn chế các thao tác khom, cúi, giẫm lên cỏ. Tạo mỹ quan xanh, sạch, đẹp cho trường học.
Chíp SG8V1 - ứng dụng đèn giao thông (29/03/2016)
Chip SG8V1 là loại chíp đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu phát triển và được Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC) ký kết thỏa thuận với đơn vị đèn chiếu sáng để đưa con chíp vào làm đèn giao thông, hệ thống đèn đường thay cho chip Trung Quốc. Và hiện nay, chíp này đang được sử dụng nhiều trong thiết bị giám sát hành trình ôtô, xe máy, điện kế điện tử, thiết bị thu thập dữ liệu...
Miếng dán giúp kiểm soát lượng đường trong máu (21/03/2016)
Miếng dán này được cấu tạo bởi hàng loạt chiếc kim có kích thước micromet, tương đương đường kính của đầu lông mi. Sau đó, bệnh nhân chỉ cần dán chúng lên da và các mũi kim sẽ xuyên vào mao mạch, cho phép tế bào β trên đó tiếp xúc với máu bệnh nhân tiểu đường.