Thiết bị làm lạnh không cần dùng điện (27/10/2015)
Thiết bị này có cấu tạo gồm một ống dẫn khí bằng đồng cuộn tròn, đặt trong một buồng bay hơi chứa nước. Buồng bay hơi một bên nối với phễu hút khí, một bên nối với một buồng lạnh cách nhiệt, nơi để thực phẩm. Không khí sẽ được hút vào buồng bay hơi qua phễu theo hiệu ứng Venturi. Phần đầu phễu tiết diện lớn nên áp suất không khí sẽ lớn, phần ống nối phía sau tiết diện nhỏ hơn nên áp suất khí nhỏ. Chênh lệch áp suất sẽ đẩy không khí từ ngoài vào trong ống.
Phương pháp xét nghiệm máu mới (27/10/2015)
Để phát triển thành công phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng “thư viện virus” bao gồm các chuỗi protein từ hơn 1000 loại virus khác nhau để làm cơ sở xác định các loại virus mà người bệnh bị nhiễm.
Nơtron nhân tạo thay thế dây thần kinh trong não người (27/10/2015)
Khi mắc bệnh rối loạn thần kinh, nơron của người bệnh sẽ không thể truyền thông tin một cách bình thường. Để đối phó với loại bệnh này, các nhà khoa học thường sử dụng xung điện hoặc một số loại thuốc để đảm bảo việc truyền xung thần kinh. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ có hiệu quả tương đối trong một vài trường hợp.
Tia laser trắng (27/10/2015)
Với thiết bị này, trong tương lai chúng ta có thể sử dụng tia laser trắng như nguồn sáng trong nhà hoặc trên màn hình các thiết bị điện tử; nhờ khả năng chiếu sáng cao hơn, không những tái tạo được bất kì màu sắc nào mong muốn, mà còn nhờ hiệu năng sử dụng điện cao hơn đèn LED bởi công suất chiếu sáng cao hơn, tiết kiệm điện hơn, tạo được nhiều màu sắc hơn và thậm chí là laser trắng sẽ thay thế được sóng WiFi.
Lá nhân tạo sản xuất nhiên liệu (27/10/2015)
Mục đích của nghiên cứu này để chứng tỏ chúng ta có thể tích hợp xúc tác vi khuẩn với công nghệ bán dẫn. Điều này cho phép chúng ta hiểu và tối ưu hóa một hệ thống quang hợp thực sự mang tính nhân tạo.
Sản xuất xăng từ khí CO2 (27/10/2015)
Công nghệ này có tên gọi là Đồng Tetramer, chúng có cấu tạo gồm các cụm nhỏ hình thành từ 04 nguyên tử đồng trên một màng mỏng oxit nhôm. Các nguyên tử này đóng vai trò chất xúc tác cho phản ứng chuyển đổi CO2 thành methanol và các phân tử CO2 sẽ có thể liên kết với các cụm nguyên tử đồng này và “Chúng sẽ được định hướng theo một cách lý tưởng để phản ứng hóa học xảy ra”.
Thiết bị biến ánh sáng thành dòng điện (27/10/2015)
Thiết bị này được các nhà nghiên cứu Mỹ sáng tạo và có tên gọi là Rectenna quang học. Chúng có cấu tạo gồm 01 ăngten; 01diode chỉnh lưu và có khả năng chuyển đổi trực tiếp từ ánh sáng thành dòng điện một chiều mà không cần thông qua nhiều bước phức tạp như pin năng lượng mặt trời.