Bình Dương hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại (25/08/2022)
Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu, đòi hỏi tất yếu trong phát triển. Những năm qua, tỉnh Bình Dương đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính; đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp đã triển khai đồng bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đưa kinh tế - xã hội của Bình Dương ngày càng phát triển hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
Quan tâm chăm lo cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh (19/08/2022)
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại những hậu quả nặng nề đối với môi trường và con người. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, trong thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/ dioxin tỉnh cùng các địa phương đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, góp phần chia sẻ, chăm lo đời sống nạn nhân CĐDC/ dioxin trên địa bàn.
Chuyển đổi số góp phần phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội (19/08/2022)
Tại kỳ họp vào đầu tháng 8, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi nhận định rằng, tầm quan trọng của chuyển đổi số tiếp tục có chuyển biến ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu đã vào cuộc mạnh mẽ hơn. Đa số các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của chính quyền 05 năm và hàng năm về chuyển đổi số; Ban chỉ đạo chuyển đổi số của 22/22 bộ, cơ quan và 63/63 địa phương được thành lập và đi vào hoạt động. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo định kỳ hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện công tác chuyển đổi số quốc gia. Việc chuyển đổi số các hoạt động quản lý nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực được đưa ra phục vụ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (19/08/2022)
Chuyển đổi số đang tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 đã xác định ngành giáo dục và đào tạo lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí và cần ưu tiên chuyển đổi số trước.