English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Kết quả nghiên cứu

Khảo sát thời gian cửa bóng trong can thiệp động mạch vành tiên phát bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp st chênh lên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương 10/2013 - 02/2016 (18/08/2017)

 TÓM TẮT
 
Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành tiên phát qua da cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật, tuy nhiên thời gian cửa bóng thường vượt mức 90 phút khuyến cáo.
 
Mục tiêu: Khảo sát thời gian cửa bóng đạt được trong can thiệp động mạch vành tiên phát bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.
 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu: Thời gian cửa bóng của tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp mạch vành tiên phát tại bệnh viện đa khoa Bình Dương từ năm 10/2013 đến 02/2016 được ghi nhận và phân tích.
 
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ 3/1. Tuổi trung bình 59 ± 12. Đa số trường hợp NMCT thành trước và thành dưới tương ứng động mạch vành thủ phạm là LAD(42.6%) và RCA(46.3%), 82.4% trường hợp Killip I. Thời gian cửa bóng trung bình là 136 ± 103 phút.
 
Kết luận: Thời gian cửa bóng trung bình 136 ± 103 phút, trong đó chỉ có 1/3 trường hợp thời gian cửa bóng ≤ 90 phút.
 
Từ khóa: Thời gian cửa bóng, Nhồi máu cơ tim cấp
 
ABSTRACT.
 
Background: Prompt percutaneous coronary intervention (PCI) for patients with acute myocardial infarction significantly reduces mortality and morbidity; however, door-to-balloon times often exceed the 90-min guideline.
 
Objectives: Investigation of Door-to-Balloon Time in patients undergoing angioplasty for acute myocardial infarction at the Binh Duong general hospital.
 
Methods: Consecutive patients (n=188) treated with primary PCI from 10/2013 to 02/2016 were prospectively identified; their door-to-balloon times were calculated and analyzed.
 
Results: Male/female ratio is 3/1. Mean age 59 ± 12. Majority of cases were acute anterior and inferior wall myocardial infarctions, corresponding to LAD(42.6%) and RCA(46.3%) lesions. About 82.4% of cases were Killip I. Mean door-to-balloon time is 136 ± 103 minutes.
 
Conclusions: Mean door-to-balloon time in patients undergoing angioplasty for acute myocardial infarction at the Binh Dương general hospital is 136 ± 103 minutes. Only one thirds of cases undergoing angioplasty for acute myocardial infarction are under 90 minutes as guideline recommendations.
 
Keywords: Door to Balloon Time, Acute Myocardial Infarction
 
ĐẶT VẤN ĐỀ
 
Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy rằng can thiệp động mạch vành tiên phát khẩn cấp cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật, những bằng chứng gần đây cho thấy rằng có rất ít bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành tiên phát qua da trong khoản thời gian cửa bóng đã khuyến cáo là 90 phút. Trong thực tiễn, tuy có nhiều quy trình điều trị can thiệp động mạch vành tiên phát qua da được cải tiến và đưa vào áp dụng nhằm rút ngắn khoản thời gian vàng này, tỷ lệ bệnh nhân đạt được thời gian cửa bóng trung bình theo khuyến cáo vẫn chưa tăng.
 
Định nghĩa thời gian cửa bóng
 
Thời gian cửa bóng là thời gian từ lúc bệnh nhân đến bệnh viện cho đến khi bệnh nhân được nong bóng lần đầu trong can thiệp động mạch vành qua da.
 
Ý nghĩa của thời gian cửa bóng
 
Thời gian cửa bóng càng ngắn tiên lượng bệnh nhân càng tốt, rút ngắn thời gian nằm viện cũng như giảm chi phí điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viên.
 
Phân đoạn thời gian cửa bóng
 
Thời gian từ lúc bệnh nhân có mặt tại bệnh viện cho đến lúc được chẩn đoán nhồi máu cơ tim và khởi động chương trình can thiệp cấp cứu.
 
Thời gian chuyển bệnh nhân từ khoa cấp cứu đến phòng thông tim.
 
Thời gian đâm kim tiến hành can thiệp mạch vành.
 
Các yếu tố kéo dài thời gian cửa bóng
 
Thời gian cửa bóng phản ánh một quy trình lâm sàng phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khoa lâm sàng và cận lâm sàng để đi đến quyết định chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Việc trì hoãn có thể xảy ra ở từng phân đoạn thời gian trong quy trình điều trị tính từ lúc bệnh nhân đến bệnh viện cho đến lúc bơm bóng tái thông động mạch vành. Trên thực tế lâm sàng: Chúng tôi ghi nhận có các yếu tố chủ quan và khách quan làm kéo dài thời gian này.
 
Yếu tố chủ quan: Chậm trể trong khâu tiếp nhận bệnh sàng lọc, phân loại và chẩn đoán bệnh.
 
Yếu tố khách quan: gồm các thủ tục hành chính: Liên quan giấy tờ, bảo hiểm y tế, thân nhân có tư cách pháp nhân, tài chính.
 
Mục đích nghiên cứu:
 
Mục đích của nghiên cứu này là để xác định thời gian cửa bóng đạt được trong can thiệp mạch vành tiên phát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề suất những thực hành lâm sàng tốt nhất cũng như quy trình tiếp cận chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất nhằm đạt được thời gian cửa bóng ngắn nhất.
 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 
Mục tiêu chính
 
Khảo sát thời gian cửa bóng đạt được trong can thiệp mạch vành tiên phát bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện đa khoa Bình Dương từ 10/2013 - 02/2016.

Mục tiêu cụ thể
 
Khảo sát đặc điểm dân số mẫu (tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI).
 
Khảo sát đặc điểm lâm sàng (chẩn đoán vị trí nhồi máu cơ tim, động mạch vành thủ phạm, xác định thời gian từng phân đoạn thực hiện quy trình can thiệp mạch vành cấp cứu).
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu
 
Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả hồi cứu trên nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, nhập viện và được can thiệp động mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương trong khoản thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 02/2016. Tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ST chênh thỏa tiêu chí chọn mẫu (được can thiệp động mạch vành tiên phát) được đưa vào nghiên cứu và tiến hành thu thập thông tin, số liệu. Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, hoặc bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên không được can thiệp động mạch vành tiên phát hoặc điều trị nội khoa sẽ không được đưa vào nghiên cứu.
 
Thu thập số liệu
 
Chúng tôi dùng phần mềm Excel ghi nhận tất cả thông tin của bệnh nhân sau khi tiến hành can thiệp động mạch vành tiên phát từng trường hợp. Các thông tin này bao gồm:
 
Đặc điểm của bệnh nhân (giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng)
 
Đặc điểm lâm sàng (chẩn đoán vùng nhồi máu cơ tim và động mạch vành thủ phạm, phân độ Killip, ghi nhận từng phân đoạn thời gian: Từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc bệnh nhân được chẩn đoán bệnh, từ lúc bệnh nhân được chẩn đoán và tham vấn bác sĩ can thiệp mạch vành đến lúc bệnh nhân được chuyển đến phòng thông tim để được can thiệp, và thời gian từ lúc bệnh nhân đến phòng thông tim đến lúc bệnh nhân được đâm kim tiếp cận mạch máu và nong mạch vành bằng bóng để tái thông dòng máu).
 
Phân tích thống kê
 
Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics để phân tích dữ liệu đã thu thập.

KẾT QUẢ
 
Đặc điểm chung dân số
 
Bảng 1: Đặc điểm giới tính
 
Đặc điểm
N=188
Tỷ lệ
Nam/nữ
142/46
3/1
 
Nhận xét: Nam chiếm tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp cao hơn so với nữ.
 
Bảng 2: Đặc điểm độ tuổi
 
Độ tuổi
N=188
Tỷ lệ (%)
≤ 35
6
3
36 - 55
69
38
56 - 75
89
47
≥ 75
24
12
 
Nhận xét: Tuổi trung bình 59 ± 12, tuổi nhỏ nhất 33, tuổi lớn nhất 86, trong đó độ tuổi từ 56 - 75 chiếm 47%, nằm trong độ tuổi hưu trí.

Bảng 3: Đặc điểm chiều cao, cân nặng, và chỉ số khối cơ thể (BMI)
 
Đặc điểm Nam Nữ
Chiều cao trung bình (cm) 162.38 160.10
Cân nặng trung bình (kg) 62.30 58.86
BMI (kg/m2) 23.60 22.81
 
Nhận xét: BMI của cả hai giới trong giới hạn bình thường
 
Đặc điểm lâm sàng
 
Bảng 5: Phân độ Killip
 
Phân độ Killip
N=188
Tỷ lệ (%)
I
155
82.4
II
13
6.9
III
7
3.7
IV
13
6.9
 
Nhận xét: Đa số trường hợp được can thiệp là Killip I chiếm 82%

Bảng 6: Chẩn đoán vị trí nhồi máu
 
Vị trí
N=188
Tỷ lệ (%)
Thành trước
86
45.7
Thành dưới
87
46.3
Thành dưới và thất phải
14
7.4
Sau thực
1
0.5
 
Nhận xét: Đa số trường hợp nhập viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thành trước và thành dưới chiếm tỷ lệ 45.7% và 46.3%
 
Bảng 7: Động mạch vành thủ phạm
 
 Động mạch vành thủ phạm
 N = 188  Tỷ lệ (%)
 Thân chung vành trái (LMCA)  5  2.7
 Nhánh liên thất trước (LAD)  80  42.6
 Nhánh mũ (LCx)  16  8.5
 Nhánh thất phải (RCA)  87  46.3
 
Nhận xét: Động mạch vành thủ phạm LAD và RCA chiếm tỷ lệ 42.6% và 46.3%, có 2.7% trường hợp là LMCA
 
Bảng 8: Phân đoạn thời gian và thời gian cửa bóng
 
Phân đoạn thời gian
Trung bình thời gian (phút)
Nhập viện - Chẩn đoán
16 ± 37
Chẩn đoán - Phòng thông tim
88 ± 62
Phòng thông tim - Đâm kim
7 ± 4
Đâm kim - Nong bóng
21 ± 9
Cửa - Bóng
136 ± 103

Nhận xét: Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ cấp và liên lạc nhóm bác sĩ can thiệp mạch vành là 16 ± 37 phút. Tuy nhiên 137(73%) trường hợp được chẩn đoán ngay hoặc trong 10 phút bệnh nhân đến khoa cấp cứu, 32(17%) trường hợp được chẩn đoán trong 30 phút nhập viện, còn lại 19 (10%) bệnh nhân được xác định bệnh sau 30 phút nhập viện. Thời gian từ lúc bệnh nhân đến phòng thông tim đến lúc bệnh nhân được can thiệp mạch vành thành công là 28 ± 13 phút. Thời gian trung bình từ lúc chẩn đoán đến lúc bệnh nhân được đưa đến phòng thông tim 88 ± 62 phút. Thời gian cửa bóng trung bình 136 ± 103 phút.
 
Bảng 9: Khảo sát thời gian cửa - bóng
 
Thời gian cửa bóng (phút)
N = 188 (lượt)
Tỉ lệ (%)
≤ 90
57
30.3
90 – 119
59
31.4
≥ 120
72
38.3
 
Nhận xét: Thời gian cửa bóng ≤ 90 phút chiếm 1/3 (30.3%) số trường hợp được điều trị can thiệp mạch vành cấp cứu, kết quả chấp nhận được tại một phòng thông tim mới thành lập

BÀN LUẬN
 
So sánh thời gian cửa bóng đạt được trong nghiên cứu này với thời gian cửa bóng trong nghiên cứu năm 2009 của bác sĩ Đỗ Anh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định chúng tôi thấy thời gian cửa bóng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ngắn hơn 136 phút so với 146 phút; trong đó, thời gian cửa bóng đạt ≤ 90 phút trong nghiên cứu tại Bệnh viện Bình Dương là 30.3% so với 10% trong nghiên cứu của bác sĩ Đỗ Anh. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2011 Bệnh viện Nhân dân Gia Định áp dụng một số biện pháp khắc phục nhằm rút ngắn thời gian cửa bóng thì thời gian cửa bóng mà Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đạt được là 107 phút. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý khác là trước và sau khi Bệnh viện Nhân dân Gia Định rút ngắn thời gian cửa bóng, thì thời gian can thiệp mạch vành cấp cứu cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Gia Định là 59 ± 31 phút và 40 ± 22 phút so với 28 ± 13 phút trong nghiên cứu này. Điều này cho thấy đội ngũ can thiệp mạch vành cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dương đã đảm bảo thực hiện tốt khâu can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân trong khoảng thời gian cho phép. Thống kê cũng ghi nhận có 18.6% bệnh nhân cấp cứu giờ 4 và đa phần bệnh nhân cấp cứu ≤ 12 giờ (97.3%).
 
Mặc khác, trong nghiên cứu này, nếu xét riêng từng phân đoạn thời gian trong quy trình can thiệp động mạch vành cấp cứu ta thấy thời gian trung bình can thiệp cấp cứu cho một bệnh nhân là 28 ± 13 phút, đạt mức khuyến cáo. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân đến bệnh viện đến khi bệnh nhân được đưa đến phòng thông tim để can thiệp động mạch vành là 104 ± 99 phút, vượt trên 90 phút thời gian cửa bóng theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Châu Âu và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, trong đó khoảng thời gian đưa bệnh nhân từ khoa cấp cứu đến phòng thông tim trung bình 88 ± 62 phút. Chính việc trì hoãn này đã làm mất đi khoảng thời gian vàng quý giá can thiệp động mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân. Kết quả: Làm giảm chất lượng điều trị, với việc tiên lượng bệnh kém hơn, thời gian bệnh nhân hồi phục và nằm viện lâu hơn, tăng cao chi phí điều trị, làm tăng gánh nặng cho ngành y tế và xã hội.

KẾT LUẬN
 
Thời gian cửa bóng trung bình khảo sát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là 136 ± 103 phút. Trong đó, thời gian cửa bóng ≤ 90 phút chiếm 1/3 (30.3%) số trường hợp được điều trị can thiệp mạch vành cấp cứu.

ĐẾ XUẤT
 
Qua khảo sát thời gian cửa bóng đạt được trong can thiệp động mạch vành tiên phát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:
 
Cần rút ngắn khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân đến bệnh viện đến lúc bệnh nhân được can thiệp động mạch vành cấp cứu, đặc biệt tác động vào khoảng thời gian đưa bệnh nhân từ phòng cấp cứu đến phòng thông tim. Xác định các yếu tố gây trì hoãn và tìm ra các biện pháp khắc phục.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Phần tiếng Việt:
 
1. Đinh Đức Huy, Phạm Nguyễn Vinh. Can thiệp động mạch vành tiên phát trong nhồi máu cơ tim cấp. Hội thảo khoa học lần 2 Bệnh viện Tim Tâm Đức, Tp. HCM 2009; 57-73.
2. Nguyễn Văn Thưởng. Điều trị can thiệp thì đầu Nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện đa khoa Khánh Hòa từ 04/2009 đến 04/2010. Hội nghị Tim mạch toàn quốc, Nha Trang tháng10/2010.
3. Võ Thành Nhân, Trương Quang Bình, Đỗ Quang Huân, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Cửu Lợi, Thân Hà Ngọc Thể Nghiên cứu đánh giá thời gian tái tưới máu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên tại các trung tâm tim mạch có đơn vị can thiệp: REPERFUSION TIME study Hội nghị Tim mạch toàn quốc, Nha Trang,th. 10/2010.
 
Phần tiếng Anh:
 
1. Umesh N. Khot, Michele L. Johnson, Curtis Ramsey, Monica B. Khot, Randall Todd, Saeed R. Shaikh and William J. Berg. Emergency Department Physician Activation of the Catheterization Laboratory and Immediate Transfer to an Immediately Available Catheterization Laboratory Reduce Door-to-Balloon Time in ST-Elevation Myocardial Infarction. Circulation. 2007;116:67-76, originally published July 2, 2007.
2. Krumholz, H. M., Herrin, J., Miller, L. E., Drye, E. E., Ling, S. M., Han, L. F., … Curtis, J. P. (2011). Improvements in Door-to-Balloon Time in the United States: 2005-2010 Krumholz: Trends in D2B Time: 2005-2010. Circulation, 124(9), 1038–1045. http://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.111.044107.
 

 



  Tin liên quan
  • Ứng dụng IOT trong nông nghiệp: Xu hướng tất yếu hiện nay (25/11/2023)
  • Trí tuệ nhân tạo AI sẽ tiếp sức cho ngành giao thông vận tải (17/11/2023)
  • Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác bảo vệ môi trường (22/10/2023)
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực sản xuất (20/10/2023)
  • Ứng dụng công nghệ nano tăng hiệu quả thuốc Đông y (10/08/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9841116
Đang online: 42
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI