Nghiên cứu đặc điểm ngộ độc trẻ em điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2016 (19/09/2017)
Trần Thị Minh Nguyệt và Cao Thị Thanh Hoa
Bệnh viện Đa khoa Bình Dương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, kết quả điều trị ngộ độc trẻ em nhập Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương từ 01/01/2016 đến 31/10/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu.
Kết quả: Từ 01/01/2016 đến 31/10/2016 có 68 trẻ bị ngộ độc nhập khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương. Tuổi chiếm cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi (83,8%), trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. tác nhân gây ngộ độc nhiều nhất là hóa chất bay hơi (48,5%), tiếp đến là thuốc (26,4%), ngoài ra còn trẻ còn bị ngộ độc do một số hóa chất khác. Tình huống gây ngộ độc đứng hàng đầu là trẻ tự uống nhầm (63,2%), tiếp theo có 20,6% do người lớn cho uống nhầm,có 7,4% trẻ cố tình uống hóa chất hoặc uống thuốc quá liều do tự tử. Toàn bộ trẻ được cứu sống và không để lại di chứng.
Kết luận: Ngộ độc trẻ em xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.Mặc dù không ghi nhận bất kể trường hợp tử vong nào trong nghiên cứu này, cần tăng cường công tác giáo dục cho các bậc phụ huynh, các bảo mẫu, các trường tiểu học về nguyên nhân, tác hại và phòng tránh ngộ độc trẻ em cũng như tăng cường giám sát trẻ nhằm phòng ngừa ngộ độc ở trẻ.
Từ khóa: Ngộ độc trẻ em, dầu hỏa, thuốc.
ABSTRACT
Objectives: To describe the epidemic, clinical features and the treatment results of child poisoning at Bình Dương General Hospital in 2016.
Method: Cross-sectiononal descriptive study utilizing retrospective data.
Results: There were 68 cases of chil poisoningt hospitalized in Pediatrics Department of the Bình Dương General Hospital from 1st January to 31st October in 2016. Children under 5 years old ( 83,8%) were over-represented among the cases. Toxic agents most evaporating chemicals (48.5%), followed by drugs (26.4%), in addition to the child is poisoned by some other chemicals. Situations leading cause poisoning as children themselves mistakenly drinking (63.2%), followed by 20.6% for adults mistakenly drinking, 7.4% of children deliberately taking chemical or overdosed suicide. None of the children diet or had a permanent sequel
Conclusion: Poisoning in children occur at any age but the highest proportion of children under 5 tuoi.Although we recorded no deaths in this study, poisoning in children remains a frequent problem, highlighting the need to develop an education program for all parents, nurses, primary school about the causes, impact and prevent poisoning of children. Intensified child supervision to prevent poisoning in children.
Keywords: Childhood poisoning, kerosene, medicines.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Trong 16 quốc gia có mức thu nhập cao và trung bình, ngộ độc là nguyên nhân đứng thứ tư của tai nạn sau tai nan giao thông đường bộ, hỏa hoạn và chết đuối. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ngộ độc là phổ biến ở trẻ em vì bản tính của trẻ là hiếu động, tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh. Số liệu của WHO (9), mỗi năm có khoảng 830.000 người chết vì thương tích không chủ ý (gồm tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, té ngã, bỏng và ngộ độc). Đây cũng là nguyên nhân nhập viện đứng thứ 2 sau chấn thương ở trẻ em dưới 5 tuổi. Một nghiên cứu khác cho thấy có 86.194 ngộ độc trẻ em nhập khoa Cấp cứu bệnh viện tại Mỹ trong năm 2004, trong đó 70% ở lứa tuổi từ 1 đến 2 tuổi (3). Nghiên cứu của Phạm Lê Duy (1) cho thấy ngộ độc là gặp cao nhất (32,8%) trong số trẻ bị tai nạn nhập khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010. Ngộ độc trẻ em có thể gây hậu quả nặng nề đối với trẻ và gia đình, xã hội. Vì vậy, nhận biết đặc điểm một số ngộ độc trẻ em sẽ phòng tránh được cho trẻ.
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm ngộ độc trẻ em nhập Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương từ 01/01/2016 đến 31/10/2016.
Mục tiêu cụ thể:
Mô tả đặc điểm dịch tễ ngộ độc trẻ em nhập khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương
Mô tả đặc điểm ngộ độc trẻ em nhập khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Trẻ em bị ngộ độc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương
Dân số chọn mẫu
Trẻ em bị ngộ độc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/10/2016
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang hồi cứu
Phương pháp chọn mẫu
Lấy chọn không xác suất
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp trẻ em bị ngộ độc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số: 68
Nơi cư ngụ
Bảng 1. Nơi cư ngụ
Địa phương
|
Số ca (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Thành phố Thủ Dầu Một
|
32
|
47
|
Các huyện, thị khác trong Tỉnh Bình Dương
|
33
|
48,5
|
Ngoài tỉnh
|
3
|
4,5
|
Tổng cộng
|
68
|
100
|
Tuổi
Bảng 2. Độ tuổi
Độ tuổi
|
Số ca (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Dưới 1 tuổi
|
5
|
7,3
|
1 tuổi - 5 tuổi50
|
50
|
73,5
|
Trên 5 tuổi - 15 tuổi
|
13
|
19,2
|
|
68
|
100
|
Giới
Trong số 68 trẻ bị ngộ độc nhập Khoa Nhi, có 40 (58,8%) trẻ nam và 28 (41,2%) trẻ nữ.
Tác nhân gây ngộ độc
Bảng 3. Các tác nhân gây ngộ độc
Tác nhân
|
Số ca (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Hóa chất bay hơi (Dầu hỏa, khí lò ga, cồn, dầu xanh)
|
33
|
48,5
|
Hóa chất tẩy rửa (nước Javel, thuốc tẩy rửa bồn cầu)
|
4
|
5,9
|
Thuốc chữa bệnh
|
18
|
26,4
|
Thuốc diệt động vật, thực vật (thuốc xịt kiến, thuốc diệt chuột, thuốc diệt cỏ)
|
3
|
4,4
|
Thủy ngân nhiệt kế
|
2
|
3
|
Tác nhân khác (chất chống ẩm, long não, thuốc kích thích mủ cao su, nước thuốc lào)
|
8
|
11,8
|
Tổng cộng
|
68
|
100
|
Trong tác nhân hóa chất bay hơi, tác nhân dầu hỏa chiếm tỷ lệ cao nhất (26 /33 = 78,8%) trường hợp
Đường ngộ độc
Bảng 4. Các đường vào gây ngộ độc
Đường ngộ độc
|
Số ca (n)
|
Tỉ lệ (%)
|
Đường tiêu hóa
|
64 |
94,2 |
Đường hô hấp
|
2 |
2,9 |
Đường qua da
|
2 |
2,9 |
Tổng cộng
|
60 |
100 |
Tác nhân ngộ độc qua đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất: 94,2%
Tình huống ngộ độc
Trong 68 trẻ bị ngộ độc nhập viện, có 43 (63,2%) trẻ tự uống nhầm, trong đó có 31 (45,5%) trẻ uống nhầm hóa chất trong chai đựng nước có dán nhãn khác và 12 (17,7%) trẻ uống nhầm thuốc người lớn hoặc uống quá liều thuốc trẻ em, có 14 (20,6%) trẻ do người lớn cho uống nhầm hóa chất hoặc thuốc, có 02 (2,9%) trẻ nghịch hóa chất trong tầm với gây ngộ độc ngoài da do tiếp xúc, có 5 (7,4%) trẻ cố tình uống hóa chất hoặc uống thuốc quá liều do tự tử, có 01 (1,5%) trẻ ngộ độc thủy ngân do ngậm nhiệt kế, có 03 (4,4%) trẻ ngộ độc do tình huống khác.
Thời gian từ lúc ngộ độc đến khi nhập bệnh viện
100% trẻ bị ngộ độc được gia đình phát hiện sớm và đưa người bệnh đến bệnh viện trước 6 giờ
Đặc điểm tổn thương
Bảng 5. Các tổn thương do ngộ độc
Tổn thương
|
Tần suất: n (%)
|
Tổn thương hô hấp (Viêm phổi hít)
|
27 (39,7)
|
Tổn thương tiêu hóa (ói, viêm loét miệng)
|
12 (17,6)
|
Tổn thương da, niêm (Viêm đỏ da)
|
01 (1,5)
|
Tổn thương mắt (Viêm kết mạc mắt)
|
01 (1.5)
|
Trong 64 tác nhân gây ngộ độ từ đường tiêu hóa thì có 26 trẻ em có tổn thương đường hô hấp do trẻ bị viêm phổi hít (uống dầu hỏa), trong 2 tác nhân gây ngộ độc từ đường hô hấp thì có 01 trẻ bị viêm phổi hít.
Trong tổng số 68 trẻ bị ngộ độc điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương có 66 trẻ (97,1%) bình phục, có 02 trẻ (2,9%) chuyển bệnh viện tuyến trên do người nhà xin chuyển viện.
BÀN LUẬN
Tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn ngộ độc xảy ra ở độ tuổi dưới 5 tuổi, chiếm 83,8%. Trong khi nghiên cứu của Ahmed A (2) cũng cho thấy phần lớn ngộ độc xảy ra ở độ tuổi 1 đến 5, chiếm 59,7%. Theo McGregor el al (5), Trung tâm kiểm soát ngộ độc ở Mỹ có 51% trẻ dưới sáu tuổi bị ngộ độc.Theo Franklin RL (3), có 86.194 ngộ độc trẻ em nhập khoa Cấp cứu bệnh viện tại Mỹ trong năm 2004 , trong đó 70% ở lứa tuổi từ 1 đến 2 tuổi. Theo Meyer et al, ngộ độc không chủ ý ở Đức luôn xảy ra ở trẻ biết nhũ nhi và trẻ mới biết đi do hành vi vô thức của bé. Nghiên cứu của Phạm Lê Duy (1) có 85,5% ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là lứa tuổi hiếu động và và có nhiều hành vi vô thức.
Giới: Trẻ nam ngộ độc nhiều hơn trẻ nữ, tương tự như nghiên cứu của Ahmed A(2), Phạm Lê Duy (1). Có thể do trẻ nam hiếu động hơn trẻ nữ.
Tác nhân gây ngộ độc
Tác nhân gây ngộ độc nhiều nhất là hóa chất bay hơi, chiếm 48,5% (n=33), trong đó có 26 trường hợp là ngộ độc dầu hỏa. Đứng thứ hai là ngộ độc thuốc chữa bệnh, chiếm tỷ lệ 26,4%. Ngoài ra còn có các tác nhân gây ngộ độc khác. Theo Lam (4), các tác nhân ngộ độc thường gặp nhất là: thuốc OTC, thuốc kê toa, sản phẩm gia dụng, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, thuốc diệt động vật, côn trùng cắn. Theo Reith DM (6) ngộ độc gặp ở trẻ em là paracetamol, thuốc diệt chuột, dầu hỏa. Theo Franklin RL (3), trong các trường hợp ngộ độc trẻ em nhập khoa Cấp cứu bệnh viện tại Mỹ trong năm 2004, có 59,9% liên quan đến các loại thuốc uống không theo toa và theo toa. Nghiên cứu của Phạm Lê Duy (1)cho thấy ngộ độc thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%). Trong khi dầu hỏa là tác nhân gây ngộ độc nhiều nhất ở Ấn Độ (8).
Tình huống gây ngộ độc
Trẻ tự uống nhầm chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,2% , trong đó 45,5% trẻ uống nhầm hóa chất được gia đình chứa trong các chai lọ có dán nhãn khác hoặc không dán nhãn hóa chất và 17,7% trẻ uống nhầm thuốc người lớn hoặc uống quá liều thuốc trẻ em. Tiếp theo có 20,6% trẻ do người lớn cho trẻ uống nhầm hóa chất hoặc thuốc. Có 7,4% trẻ cố tình uống hóa chất hoặc uống thuốc quá liều do tự tử. Tương tự, nghiên cứu của Phạm Lê Duy (1) cũng cho thấy trẻ tự uống nhầm có tỷ lệ cao nhất (83,2%) và người lớn cho trẻ uống nhầm là 16,8%.
Đặc điểm tổn thương:
Tổn thương nhiều nhất là cơ quan hô hấp chiếm 37,9%, tiếp theo là cơ quan tiêu hóa chiếm 17,6%. Trong nghiên cứu cắt ngang hồi cứu của Ahmed A (2) từ năm 2009 đến năm 2012, trong 794 trường hợp ngộ độc trẻ em dưới 14 tuổi nhập Hamad Medical Crporation hospitals cho thấy tổn thương đường hô hấp chiếm cao nhất là 86,4%, đứng thứ hai là tổn thương đường tiêu hóa là 3,3%. Tương tự, theo Phạm Lê Duy (1), trong 131 trẻ nhập viện khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 có tỷ lệ trẻ bị tổn thương đường hô hấp (viêm phổi hít) chiếm cao nhất là 11,5%.
Có 97,1% trẻ bình phục hoàn toàn, có 2 trường hợp (2,9%) trẻ xin chuyển viện, kết quả hai trẻ này bình phục hoàn toàn. Kết quả tương tự như một số nghiên cứu khác (1) (2).
KẾT LUẬN
Từ 01/01/2016 đến 01/10/2016 có 68 trẻ em bị ngộ độc nhập khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương. Độ tuổi dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ. Tình huống ngộ độc gặp nhiều nhất là trẻ uống nhầm hóa chất hoặc thuốc. Tác nhân gặp nhiều nhất là ngộ độc dầu hôi, tiếp theo là ngộ độc thuốc, ngoài ra trẻ còn bị ngộ độc một số hóa chất khác. Tổn thương do ngộ độc gặp nhiều nhất là viêm phổi hít. Người nhà đã phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viên kịp thời. Toàn bộ trẻ được cứu sống và không để lại di chứng.
KIẾN NGHỊ
Mặc dù không ghi nhận bất kể trường hợp tử vong nào trong nghiên cứu này, một khuyến cáo cần tăng cường công tác giáo dục cho các bậc phụ huynh, các bảo mẫu, các trường tiểu học về nguyên nhân, tác hại và phòng tránh ngộ độc trẻ em cũng như tăng cường giám sát trẻ nhằm phòng ngừa ngộ độc ở trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước
1.Phạm Lê Duy (2010). Đặc điểm tai nạn trẻ em nhập khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010. Y Học TP Hồ Chí Minh, 16: 8-16.
Nước ngoài
2..Ashmed A, el al (2015). Poisoning emergency vists among children: a 3-year retrospective study in Qatar. BMC Pediatr,15: 104-108.
3. Franklin RL, Rodgers GB (2008). Unintentional chid poisonings treated in United States hospital emergency derartments: national estimates of incident cases, population-based poisoning rates, nad product involvement. Pediatrics, 1244-1251.
4. Lam LT (2003). Childhood and adolescence poisoning in NSW, Austalia: an analysis of age, sex, geographic, and poison types. Inj Prev, 2: 338-342.
5. McGregor T, Parkar M, rAOs (2009) Evaluation and management of common childhood poisonings.Am Fam Physician, PubMed, 5: 397-403.
6. Reith DM, el al (2001). Childhood poisoning in Queensland: an analysis of presentation and admission rates. J Paediatr Child Health, 37.
7. Rathore S el al (2013). Pediatric poisoning trend in Lucknow district, India. J Forensic Res , 4:1.
8. Rathore S el al (2013). Pediatric poisoning trend in Lucknow district, India. J Forensic Res, 4:1
9. WHO-UNICEF, Children and poisoning: world report on child injury prevention. World Health Organizatin. 2008 (http: //www.who.int/violence injury prevention/chid/injury/world report/en/date accessed:March 15,2014)