English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin Khoa học - Kỹ thuật

Tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới bằng công nghệ cao (28/10/2015)

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là ra ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 - 90 ngày (tùy vào giống). Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, ngày nay dưa lưới được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và chủ yếu được bán tươi, dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh duỡng cao. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khỏe mạnh.
 
 
Sản phẩm dưa lưới trưng bày tại Hội chợ - triển lãm 5 năm
 
Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 - 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. Cây dễ chết trong điều kiện sương giá. Độ ẩm cao làm cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả và gây ra bệnh trên lá. Cây phát triển tốt trên đất nhiều mùn, pH=6-7, không chịu được đất quá axit và úng nước.
 
Mật độ trồng
 
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy dưa lưới có nhiều mật độ trồng khác nhau và cho năng suất trái khác nhau. Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006), hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 60 cm (25.000 cây/ha). Theo Khánh Thị Bích Thủy (2012), mật độ trồng dưa lưới ở đồng ruộng: nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000-10.0000 cây/ha.
 
Chế độ tưới
 
Theo Tekiner và cs (2010), với ba khoảng thời gian tuới khác nhau (I1 = 4 ngày, I2 = 8 ngày và I3 = 12 ngày) và bốn hệ số bốc thoát hơi nuớc khác nhau (Kcp1 = 0,50; Kcp2 = 1,00; Kcp3 = 1,50; Kcp4 = 2,00) được sử dụng dể tính toán lượng nước tưới thì tổng lượng nước tưới dao dộng từ 168-871 mm và năng suất thu được khác nhau từ 14,20-49,04 tấn/ha. Năng suất cao nhất thu được từ nghiệm thức có khoảng thời gian lưới lớn nhất với hệ số bốc thoát hơi nuớc thấp nhất (I3Kcp1).
 
Kỹ thuật bấm ngọn
 
Theo công ty MIYOWA, Nhật Bản (2012): dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 - 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh. Ở mỗi nhánh cấp 1, chọn để 2 quả, số quả trên cây là 4 quả. Số quả thu được trên 1 cây là từ 1 - 4 quả. Sau dó tỉa hết các cành nách cho thông thoáng, các cành ở vị trí lá thứ 23-25 sẽ để lại 1 - 2 lá và bấm ngọn cành. Khi dưa lưới đạt khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn 2 nhánh cấp 1.
 
Chế độ dinh dưỡng
 
Dưa lưới (Cucumis melo L.) duợc xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho thị truờng Châu Âu.
 
Nghiên cứu ảnh huởng của kali đối với năng suất và chất luợng của dưa lưới trồng trong nhà kính tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, số quả và độ chắc của quả ở công thức bón 400, 600 ppm cao hơn công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không cần thiết phải sử dụng K2O vượt qua mức 300 ppm. Thế nhưng với mục tiêu cải thiện chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.
 
Các tài liệu công bố về công thức phân bón cho dưa lưới cũng có sự khác nhau. Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 - 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của cây, K2O từ 150-225 ppm và P2O5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.
 
Thu hoạch
 
Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 - 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng và các hóa chất như sulphat đồng, chlorine, borat natri. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 - 100 ppm.
 
Nguyễn Nhi (Nguồn: Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ 7/2014, CESTI)

 



  Tin liên quan
  • Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ XI, năm 2024-2025 (09/07/2024)
  • Hội Khoa học sức khoẻ Bình Dương và Khoa Y – Dược trường ĐH Thủ Dầu Một phối hợp tổ chức hội thảo “Những tiến bộ trong nghiên cứu và lâm sàng trong xương khớp” (17/01/2024)
  • Khoa Y Dược trường Đại học Thủ Dầu Một ghi dấu ấn với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (26/12/2023)
  • Sức khỏe và tuổi thọ với Linh Khu (26/12/2023)
  • Bình Dương: Tổ chức Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo, khởi nghiệp lần thứ VII, năm 2022 (08/11/2022)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9840621
Đang online: 45
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI