Vấn đề thiếu hụt lao động giai đoạn 2011 - 2015 (25/12/2015)
Thiếu hụt lao động (Labor shortage) là tình huống trong đó người sử dụng lao động không có đủ lao động cần thiết để thực hiện mục tiêu của họ. Theo đó, người sử dụng lao động được hiểu là cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình có điều kiện, năng lực được hợp thức hóa để thuê mướn, sử dụng lao động. Lao động được hiểu theo hai nghĩa: (1) sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình hoạt động nhằm sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội; (2) người lao động được hiểu là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang tìm kiếm việc làm.
Đồng thời, nước ta hiện đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã và đang tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội ở khắp mọi nơi. Trong số các vùng kinh tế của cả nước, vùng Đông Nam bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng về phát triển kinh tế nhanh, ổn định và thu hút được nhiều lao động đến từ khắp nơi trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Bình Dương là một trong những tỉnh tạo được nhiều sức hút lớn về việc làm đối với người lao động (chiếm 84% trong tổng số người độ tuổi lao động có khả năng lao động). Đây là nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp cho các khu công nghiệp đang phát triển tại Bình Dương.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động không phải là quá trình tự phát mà cần phải tuân theo quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và sự lựa chọn hợp lý của các bên tham gia. Do đó, chúng ta cần quan tâm nghiên cứu nắm bắt được thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và tìm ra cách giải quyết cấn đề thiếu hụt lao động một cách có kế hoạch, tổ chức để chủ động nắm bắt, giải quyết một cách đúng đắn mới có thể đem lạo hiệu quả kinh tế - xã hội.Theo số liệu thống kê thu được, tỉnh Bình Dương năm 2010 tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của tỉnh gần 675 nghìn người làm việc trong 6.384 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Và trong giai đoạn 2006 - 2009 số lao động trong các doanh nghiệp tăng chậm tuwg 527 nghìn người lên 6.384 doanh nghiệp. Tình hình này làm cho số lao động bình quân trên một doanh nghiệp giảm mạnh từ 146 người/1doanh nghiệp xuống còn 106 người/1 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp tăng nhanh từ 32 tỷ đồng/1 doanh nghiệp lên gần 43 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng đầu tư về vốn, có nghĩa là đầu tư về chiều sâu và quy mô bình quân cuả doanh nghiệp về lao động giảm.
Song song đó, Bình dương là địa phương phát triển nhiều khu công nghiệp trong những năm vừa qua, nên Bình Dương luôn có tổng cầu lao động lớn, điều này cho thấy nhu cầu thu hút số lượng rất lớn lực lượng lao động. Và Bình Dương có cơ cấu lao động công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong đó, tỷ trọng lao động công nghiệp khoảng 60%, tỷ trọng dịch vụ trên 20% còn lại là nông nghiệp. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trong đó tốc độ dịch vụ đạt gần gấp rưỡi giai đoạn 2010 - 2013.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề thiếu hụt lao động là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và một bộ phận lao động thay đổi việc làm, nghỉ việc để tìm việc khác… Đi đôi với nguyên nhân này là do sự mất cân bằng cung - cầu lao động về số lượng và kỳ vọng, mong muốn, yêu cầu từ phía người sử dụng lao động (cầu lao động) và phía cung lao động (người lao động).
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, nhóm tác giải đã phát hiện và nhận thấy người lao động luôn mong muốn, kỳ vọng được làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề. Trong khi đó, thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nhìn chung lại rất thấp.
Đối với phía cầu lao động, người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, họ luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông nhiều hơn là lao động tay nghề cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp của vấn đề lao động về cả số lượng và chất lượng.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp đã tích cực, chủ động và thường xuyên áp dụng các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động. Trong đó, giải pháp quan trọng đối với doanh nghiệp là đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh theo chiều sâu để giảm mức thiếu hụt lao động nói chung và giảm mức thiếu hụt lao động phổ thông nói riêng.
Theo đó, giải pháp đổi mới và nâng cao tiền lương, chế độ đãi ngộ có thể vẫn phát huy tác dụng và hiệu quả cao trong thu hút lao động và tuyển dụng được lao động cần thiết từ thị trường lao động. Đồng thời, người lao động cần tích cực, chủ động tham gia các lớp đào tạo nghề để đảm bảo có kiến thức, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Bên cạnh đó, việc thông tin, tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm là rất quan trọng và cần thiết để cung - cầu lao động gặp gỡ, tương tác và đạt được cân bằng, cân đối cung cầu nhằm giúp người lao động tìm được việc phù hợp và giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động.
Sở Lao động Thương binh Xã hội cho biết tính đến năm 2010 số lao động làm việc tại Bình Dương là 692.773 người. Trong đó, lao động ngoại tỉnh là 579.676 người (chiếm 83,67%) và 9.820 lao động là người nước ngoài (chiếm 1,42%).
|
Quang Vinh (nguồn GS.TS Lê Ngọc Hùng, báo cáo tổng kết đề tài “Vấn đề thiếu hụt lao động tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015”