Khảo sát kết quả đo điện cơ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2016 (18/08/2017)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đo điện cơ (electromyography) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh - cơ và các cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương triển khai kỹ thuật đo điện cơ (Electromyography EMG) từ tháng 10/2013 cho đến nay số lượng đo điện cơ trên 2000 cas. Các bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh về cơ... đã được chẩn đoán giúp cho các bác sỹ trong chẩn đoán xác định và quyết định phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Bên cạnh đó đo điện cơ còn giúp cho giám định sức khỏe, xác định tổn thương phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan công an.
Tuy nhiên, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này do đó tôi tiến hành làm đề tài “Đánh giá kết quả đo diện cơ tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình dương năm 2016”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Kết quả đo điện cơ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2016
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chỉ định đo điện cơ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Cỡ mẫu: Tất cả bệnh nhân có đo điện cơ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2016 (n = 615)
Sau đây là một số các kỹ thuật đo điện cơ hiện đang được áp dụng tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương:
- Đo dẫn truyền thần kinh
- Đo dẫn truyền thần kinh kết hợp điện cơ kim
- Test nhược cơ - chuỗi kích thích lặp lại liên tiếp (khảo sát bệnh nhược cơ)
- Test Tetany (khảo sát chứng thiếu calci tiềm tàng)
Chỉ định đo điện cơ:
- Cảm giác châm chích ở da, cảm giác tê
- Yếu cơ, yếu chi, sụp mí
- Đau cơ hay vọp bẻ
- Chẩn đoán lâm sàng (chỉ định của bác sĩ)
Kỹ thuật đo:
- Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân yên tâm, bộc lộ vùng cần khảo sát
- Đo điện cơ ở bề mặt bằng cách đặt một điện cực lên bề mặt da (mà không cắm điện cực vào sâu bên trong cơ) để đo hoạt động điện của cơ.
- Đo điện cơ kim: Một cây kim cắm xuyên qua da vào cơ cần đo. Cây kim này sẽ phát hiện hoạt động điện của cơ (giống như một điện cực). Hoạt động điện được biểu hiện trên máy đo dao động ký và cũng có thể thể hiện được dưới dạng âm thanh qua một máy nghe microphone (loại nghe đeo ở tai).
XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM STADA 12.0
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu (N=615)
Nhận xét:
- Nhóm tuổi 15-55 chiếm tỷ lệ cao nhất 79,9%
- Nữ 423 chiếm 68,8% nhiều hơn nam 192 chiếm 31,22%
- Nghề nghiệp: chủ yếu là công nhân, nhân viên văn phòng – giáo viên, nội trợ, đây là nguồn lao động chính của xã hội
Bảng 2: Triệu chứng bệnh (chỉ định của bác sĩ) và kết luận (N=615)
Nhận xét:
- 615 người bệnh được đo điện cơ, phát hiện bệnh lý 425 cas chiếm 69,11%, không có bệnh là 190 cas chiếm 30,89%.
- Triệu chứng lâm sàng Tê chi (tay, chân) gặp nhiều nhất 377cas chiếm 61,30%, trong đó có biểu hiệu bệnh là 231 cas (61,27%) và bình thường là 146 cas (38,73%)
- Thiếu Calci được bác sĩ nghĩ tới là 158 cas chiếm 25,69% trong đó có biểu hiệu bệnh là 139 cas (87,97%) và bình thường là 19 cas (12,03%)
- Các tổn thương (DTK, đám rối thần kinh) gặp ít nhất 15 cas chiếm 2,44% trong đó có biểu hiệu bệnh là 11 cas (73,33%) và bình thường là 4 cas (26,75%)
Bảng 3: Phân loại bệnh (N=425)
Phân loại bệnh
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Hội chứng ống cổ tay
|
170
|
40.00
|
Hội chứng Guilain Barre
|
1
|
0.24
|
Viêm đa dây thần kinh
|
60
|
14.12
|
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
|
25
|
5.88
|
Thiếu calci tiềm tàng (Test Tetany)
|
164
|
38.59
|
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
|
5
|
1.18
|
Nhận xét:
- Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều nhất 170 cas chiếm 40%, sau đó đến bệnh thiếu calci tiềm tàng 164 cas chiếm 38,59%, thứ ba là bệnh viêm đa dây thần kinh 60 cas chiếm 14,12%, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đám rối thần kinh cánh tay 30 cas chiếm 7,06%
- Hội chứng Guilain Barre có 1cas chiếm 0,24%
Bảng 4: Phân loại bệnh theo nhóm tuổi (N=425)
Nhận xét:
- Các bệnh mắc nhiều ở nhóm tuổi từ 15-55 tuổi, trong đó Hội chứng ống cổ tay và thiếu Calci tiềm tàng là 2 bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi này.
- Lứa tuổi dưới 15 tuổi ít mắc bệnh nhất chỉ có 2 cas bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Bảng 5: Phân loại mức độ của hội chứng ống cổ tay (N=170)
Nhận xét:
- Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình và nặng chiếm phần lớn 132 cas chiếm 77,65%
- Hội chứng ống cổ tay mức độ nhẹ 38 cas chiếm 22,35%
BÀN LUẬN
Đặc tính của mẫu nghiên cứu (N=615)
- Nhóm tuổi 15-55 chiếm tỷ lệ cao nhất 79,9%, đây là lứa tuổi lao động
- Nữ 423 chiếm 68,8% nhiều hơn nam 192 chiếm 31,22%
- Nghề nghiệp: chủ yếu là công nhân, nhân viên văn phòng – giáo viên, nội trợ, đây là nguồn nhân lực lao động chủ yếu của xã hội.
Triệu chứng bệnh (chỉ định của bác sĩ)
- Triệu chứng lâm sàng làm người bệnh phải đi khám nhiều nhất là tê chi (tay, chân) có 377cas chiếm 61,30%, trong đó đo điện cơ đã phát hiện ra bệnh là 231 cas (61,27%) và bình thường là 146 cas (38,73%).
- Các triệu chứng khác của người bệnh được bác sĩ nghĩ tới là do thiếu calci tiềm tàng được chỉ định làm Test Tetany là 158 cas chiếm 25,69% trong đó có biểu hiệu bệnh là 139 cas (87,97%) và bình thường là 19 cas (12,03%).
- Các tổn thương (Dây thần kinh ngoại biên, đám rối thần kinh) gặp ít nhất có 15 cas chiếm 2,44% trong đó có biểu hiệu bệnh là 11 cas (73,33%) và bình thường là 4 cas (26,75%).
- 615 người bệnh được đo điện cơ, phát hiện bệnh lý 425 cas chiếm 69,11%, không có bệnh là 190 cas chiếm 30,89%. Như vậy cho thấy chỉ định đo điện cơ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ.
- Đo điện cơ đã xác định được chính xác bệnh giúp cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.
Phân loại bệnh
- Thực hiện đo điện cơ 615 cas phát hiện 425 cas bệnh lý được phân làm 6 loại bệnh trong đó Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều nhất 170 cas chiếm 40%, sau đó đến bệnh thiếu calci tiềm tàng 164 cas chiếm 38,59%, thứ ba là bệnh viêm đa dây thần kinh 60 cas chiếm 14,12%, đây là những bệnh hay mắc phải do làm việc, lao động và chế độ ăn uống không hợp lý.
- Hội chứng Guilain Barre có 1cas chiếm 0,24%, đây là bệnh ít gặp trên lâm sàng.
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đám rối thần kinh thường gặp do chấn thương (bị đánh, chém), tai nạn lao động, giao thông...
- Không phát hiện được các bệnh lý cơ: loạn dưỡng cơ hoặc viêm đa cơ; các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh cơ như bệnh nhược cơ; các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của tủy sống như xơ cột bên teo cơ...
Phân loại bệnh theo nhóm tuổi
- Các bệnh mắc nhiều ở nhóm tuổi từ 15-55 tuổi, trong đó Hội chứng ống cổ tay và thiếu Calci tiềm tàng là 2 bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi này. Chính vì vậy cần phát hiện sớm điều trị đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của người bệnh
- Lứa tuổi dưới 15 tuổi ít mắc bệnh nhất chỉ có 2 cas tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Phân loại mức độ của hội chứng ống cổ tay
- Trong 170 cas hội chứng ống cổ tay, có 132 cas mức độ trung bình và nặng chiếm 77,65%, phù hợp với nghiên cứu của GS.TS Nguyễn văn Chương. Do bệnh nhân thường có biểu hiện nặng mới đi khám, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc của người bệnh cần can thiệp sớm bằng phẫu thuật.
- Mức độ nhẹ 38cas sẽ không phải phẫu thuật, điều trị nội khoa sẽ giảm được chi phí và thời gian nghỉ bệnh.
KẾT LUẬN
Thực hiện đo điện cơ 615 cas:
- Nhóm tuổi 15-55 chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất 79,9%, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng lao động. Nữ 423 chiếm 68,8% nhiều hơn nam 192 chiếm 31,22%
- Nghề nghiệp: chủ yếu là công nhân, nhân viên văn phòng – giáo viên, nội trợ, đây là nguồn lao động chính của xã hội.
- Phát hiện bệnh lý 425 cas thuộc 6 loại bệnh, trong đó Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều nhất 170 cas chiếm 40% tổng số, mức độ trung bình và nặng 132 cas; sau đó đến bệnh thiếu calci tiềm tàng 164 cas chiếm 38,59%, thứ ba là bệnh viêm đa dây thần kinh 60 cas chiếm 14,12%, đây là những bệnh hay mắc phải do làm việc, lao động và chế độ ăn uống không hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Văn Chương (2008) “phương pháp ghi điện thần kinh”, thực hành lâm sàng thần kinh học, tập IV, NXB y học, tr234-263.
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Công (2003) chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, NXB đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3. PTS y khoa Nguyễn Hữu Công (1998), chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh - cơ, NXB Y học.
4. Ths.BS Cù Mỹ Hiếu Hạnh, Điện cơ (2014), Y học công cộng.com.
5. Aldo Perotto.MD, anatomic guire for the electromyographer the limbs, New York.