Bếp gas sinh học hồng ngoại (16/12/2015)
Loại bếp gas này được nghiên cứu bởi các nhà khoa học gồm PGS.TS Lê Tất Khương; ThS. Hoàng Đức Trọng; ThS. Nguyễn Tùng Cương và Nguyễn Mạnh Hà thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng (nay là Viện Nghiên cứu và phát triển vùng - Bộ KH&CN).
Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, tiến hành nghiên cứu cải tiến loại bếp gas sinh học hồng ngoại sử dụng các nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp (gồm rơm, rạ, trấu, củi…) và thiết bị sẵn có phù hợp với quy mô hộ gia đình Việt Nam.
Với các thiết bị và nguyên liệu có sẵn, bếp gas sẽ đun trực tiếp và tạo ra khí gas. Khi đó, bếp tạo khí gas và chuyển gas ra ngoài để đun, sử dụng nguồn nhiên liệu được chế biến thành dạng viên như bếp hồng ngoại có thể dùng mọi nhiên liệu có nguồn gốc thực vật và bếp có thể đun trên nhiều đầu đốt.
Theo thạc sỹ Nguyễn Tùng Cương - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: Kết quả thử nghiệm bếp gas hồng ngoại cho thấy: Môi trường đun nấu có nồng độ CH4 lớn nhất, sau đó đến CO. Nồng độ H2S trong khu vực đun nấu là nhỏ nhất. Tất cả thông số nghiên cứu về thiết bị bếp sử dụng khí sinh học và bếp gas hồng ngoại đều thấp nhất (trước và sau khi đun) so với các loại bếp truyền thống khác. Bếp gas hồng ngoại có nồng độ bụi thấp hơn 19 lần so với bếp sử dụng củi. (khoahoc.tv)
Không những thế, nhóm tác giả còn tiến hành khảo sát và thu thập thông tin các loại bếp thông dụng khác. Nhóm nghiên cứu cũng đã thu được kết quả rất khả quan về khả năng thương mại hóa cho bếp gas hồng ngoại. Tuy chi phí ban đầu cho bếp gas hồng ngoại cao hơn so với bếp than tổ ong là 170.000 đồng, cao hơn so với bếp đun rơm rạ 140.000 đồng và 50.000 đồng so với bếp đun trấu, nhưng tuổi thọ của bếp gas hồng ngoại dài hơn bếp than tổ ong là 9 năm, so với bếp đun bằng rơm rạ và bếp đun trấu là 8 năm. (khoahoc.tv).
Nhóm tác giải dự định trong thời gian tới, sẽ tiến hành mở rộng mô hình thử nghiệm này đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng và giới thiệu đến thị trường trong nước.
Thanh Thanh (tổng hợp internet)