English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin trong nước

CUỘC ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ (19/06/2014)

 Năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trên đà thắng lợi. Thực dân Pháp đã dựa vào đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh nhằm thay đổi tình hình. Tướng Nava được cử làm Tổng Tư lệnh lực lượng viễn chinh của Pháp ở Đông Dương. Với hy vọng tìm được "lối thoát danh dự cho nước Pháp", tướng Nava đã cho ra đời "Kế hoạch Nava", một kế hoạch chiến lược có quy mô lớn, một âm mưu chính trị và quân sự đầy tham vọng của khối liên minh xâm lược Pháp - Mỹ chống lại cách mạng Đông Dương.

          Thực dân Pháp đã chọn Điện Biên Phủ là địa điểm xây dựng thành một cứ điểm quân sự vững mạnh. Địch coi Điện Biên Phủ là ngả tư chiến lược quan trọng, vị trí then chốt che chở cho Thượng Lào, là bàn đạp để tiến công chiếm lại tỉnh Lai Châu và khu Tây Bắc. Về lâu dài, Điện Biên Phủ sẽ trở thành một căn cứ không quân, lục quân lợi hại phục vụ chính sách xâm lược của chúng ở Đông Nam Á.

          Ngày 20-11-1953, thực dân Pháp cho 6 tiểu đoàn tinh nhuệ nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ. Đầu tháng 3-1954, thực dân Pháp điều động lên Điện Biên Phủ phần lớn lực lượng ở Đông Dương. Tổng số quân địch ở đây lên tới 16.200, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, với 40 khẩu pháo 105 và 155 ly, 1 tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng 10 chiếc, 1 đại đội xe vận tải hàng trăm chiếc, 1 phi đội không quân thường trực 14 chiếc.

          Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là Đại tá Đơ-cát-tơ-ri (về sau được thăng cấp Thiếu tướng) cùng với 16 quan năm, hợn 1.000 sĩ quan và hạ sĩ quan, có cả cố vấn Mỹ giúp sức. Trên chiến trường Đông Dương, chưa bao giờ thực dân Pháp tập trung một lực lượng mạnh đến vậy.

          Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân ta và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị còn quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận, cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch.

          Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra thành 3 đợt, trong gần hai tháng.

          Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Đợt tiến công thứ nhất đánh các cứ điểm vòng ngoài của địch ở phía bắc và đông bắc. Từ ngày 13 đến 17-3, với hai trận đánh lớn then chốt đầu tiên vào Hin Lam và Độc Lập, quân ta đã đập vỡ hệ thống phòng ngự của phân khu Bắc và một trung tâm đề kháng cao của phân khu Trung tâm, giành thắng lợi giòn giã, tạo thuận lợi cho chiến dịch tiếp tục phát triển.

          17 giờ ngày 30-3, cuộc tiến công vào các ngọn đồi phía đông bắt đầu. Tại đồi A1, cứ điểm quan trọng nhất ở phía đông, qua nhiều lần giành giật với nhau từng tấc đất, ta và địch mỗi bên chiếm giữ một nửa quả đồi. Tại đồi C1, địch cho quân phản kích đánh chiếm lại. Sau 4 ngày đêm chiến đấu, ta chiếm một nửa đồi, địch chiếm một nửa. Đợt tiến công thứ hai của ta diễn ra rất quyết liệt.

          Ngày 1-5, đợt tiến công thứ ba của quân ta bắt đầu. Trên cơ sở kết quả chiến đấu của hai đợt trước, quân ta đánh chiếm cứ điểm cuối cùng của địch ở phía đông và chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ.

          Trưa ngày 7-5, tất cả các cánh quân từ các ngả tiến vào khu trung tâm, một đơn vị tiến thẳng đến khu chỉ huy của tướng Đơ-cát-tơ-ri. Và 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội ta phấp phới tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Tướng Đơ-cát-tơ-ri cùng toàn Bộ tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Tại cứ điểm Hồng Cúm, hơn 3.000 tên địch định chạy sang Lào, nhưng đã bị quân ta bắt.

          Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có một sĩ quan cấp tướng, 16 quan năm, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan, tiêu diệt 8 trung tâm đề kháng gồm 49 cứ điểm. Toàn bộ vũ khí, khí tài, đạn dược, quân trang, quân dụng, lương thực...của địch bị tịch thu.

          Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân ta trên toàn Đông Dương, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa mà cố Tổng thống Pháp F.Mit-tơ-răng trong chuyến thăm Việt Nam năm 1993 đã nhìn nhận "là một sai lầm".

          Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

          Điện Biên Phủ không chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam, mà còn trở thành địa danh gần gũi, niềm tin đối với các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược ngay trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20.

          Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; sức mạnh của cả một dân tộc đoàn kết đứng lên giành quyền sống, quyền tự quyết; ý chí quyết chiến quyết thắng của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, nòng cốt của chiến tranh nhân dân độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam; và sự ủng hộ, chi viện của anh em, bạn bè quốc tế.

          Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, thật xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20.

          Hào khí Điện Biên - nguồn động lực mạnh mẽ, cổ vũ nhân dân ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Những bài học của Điện Biên Phủ vẫn còn giá trị thời sự, giúp chúng ta vận dụng sáng tạo để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

                                                                                                  Nguyễn Xuyến



  Tin liên quan
  • Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (28/04/2025)
  • VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TỔ CHỨCHỘI THẢO KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP (DACUM) CHO CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ HÓA HỌC (25/03/2025)
  • Nâng cao nhận thức về sử dụng phụ gia thực phẩm để bảo vệ sức khỏe (20/03/2025)
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp tổ Hội thảo chuyên đề “Phụ gia thực phẩm: Thực trạng và giải pháp cho người tiêu dùng” (19/03/2025)
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số số 1391/UBND-VX ngày 13/3/2025 của UBND tỉnh về việc tăng cường sự lãnh đạo đối với hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương (18/03/2025)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9842657
Đang online: 37
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI