Đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (04/08/2021)
Nghị quyết đề ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Thời gian thực hiện chương trình từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó có vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển là 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 28.000 tỷ đồng) và vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng. Cùng với đó, Chính phủ sẽ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện chương trình bảo đảm hiệu quả.
Chương trình thực hiện với các nguyên tác, giải pháp như: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; quy định định mức phân bổ cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, mục tiêu kế hoạch hàng năm; nâng cao nhận thwusc của các cấp, các nganh và toàn thể xã hội về giảm nghèo bền vững.
Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh các vùng miền; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí và xử lý nghiêm minh các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.
Chương trình được thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Mỹ Linh