Nền kinh tế số đóng góp cho phát triển xã hội hiện đại (28/09/2021)
Thành tựu một số ngành nghề nổi bật
Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn dàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Một nghiên cứu của Microsoft cũng chỉ ra rằng kinh tế số đóng góp cho GDP khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 khoảng 6%, năm 2019 khoảng 25% và năm 2021 là khoảng 60% GDP.
Nền kinh tế số Việt nam đang trên đà bùng nổ và trở thành thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai tại Đông Nam Á sau Indonesia. Năm 2019, giá trị nền kinh tế số đạt 12 tỷ dô la Mỹ với mức tăng trưởng trung bình đạt 38% một năm kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 43 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 (e-Economy Southeast Asia Report 2019 by Google). Năm 2019, ước tính khoảng 62 triệu người Việt online và thời gian sử dụng internet trên thiết bị thông minh trung bình khoảng 3 tiếng 12 phút mỗi ngày. Việt Nam hướng tới mở rộng nền kinh tế sosos, đạt khoảng 20% giá trị GDP vào năm 2025. Giãn cách xã hội và phong tỏa trong thời kỳ covid-19 đã thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số để giảm thiểu tác động gián đoạn tiêu cực của đại dịch tới kinh doanh và đời sống xã hội.
Theo báo váo của “e-Conomy SEA 2019”, Việt Nam là một trong những nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ 38% một năm. Theo đó, khu vực số được kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 30% GDP vào năm 2030. Kinh tế số Việt Nam năm 2019đạt giá trị 12 tỷ đo la Mỹ, đóng góp 5% GDP của đất nước, cao gấp 4 lần năm 2015.
Theo số liệu báo cáo qua các năm của Bộ Thông tin truyền thông cho thấy, tổng doanh thu ngành công nghệ thông tin và truyền thông năm 2019 ước tính đạt 112.350 tỷ đo la Mỹ, bao gồm 81,5% cho xuất khẩu công nghệ thông tin và truyền thông; năm 2020, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT cũng có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm, đạt hơn 120 nghìn tỷ đồng, tăng gần 1,8 lần sau 5 năm. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp công nghệ số cũng đạt được sự tăng trưởng tương tự, tăng gấp 2 lần, với 58 nghìn doanh nghiệp năm 2020 trong khi năm 2016 chỉ có 24.500 doanh nghiệp. Trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, chỉ riêng trong năm 2020, số cơ quan nhà nước bảo đảm an toàn an ninh mạng theo mô hình 4 lớp tăng từ 0 lên 100%. Tỷ lệ sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa tăng gần 7 lần, đạt gần 91% so với mức 13,6% năm 2016.
Và trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt gần 66,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ Internet di động có sự cải thiện tương đối rõ rệt, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đạt 65 tỷ USD tăng trưởng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số doanh nghiệp công nghệ số là 61.359. Số lượng DNCNS 6 tháng đầu năm 2021 so với 6 tháng đầu năm 2020 tăng 20,11%.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, là một trong những ngành phát triển nhất của nền kinh tế số Việt Nam. Theo Cơ quan Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Việt Nam (VECITA), thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đang tăng trưởng 35% mỗi năm - nhanh hơn 2,5 lần so với Nhật Bản. Doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt 6,2 tỷ đo la Mỹ năm 2017, cao cấp đôi so với năm 2014.
Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016, đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.
Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, doanh thu các ngành khác cũng được tăng lên nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, giới thiệu sản phẩm như giao thông vận tải, du lịch, y tế… đặc biệt, với sự tác động của covid-19, nhiều cuộc họp và hội nghị bắt buộc chuyển từ phương pháp trực tiếp sang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến như Zoom, Skype, Google Hangout… đại dịch cũng tác động đến xu hướng người tiêu dùng chuyển từ giao dịch trực tiếp sang mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử… Với sự hỗ trợ của công nghệ, doanh thu thương mại điện tử tang mạnh trong giai đoạn đại dịch. Để đối phó với tác động của đại dịch, các doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng công nghệ cao để giao tiếp hiệu quả với khác hàng và người lao động. Theo khảo sáy của Tổng cục Thống kê trên 126.565 doanh nghiệp, một trong những biện pháp được họ thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 là thúc đẩy thương mại điện tử.
Nhiệm vụ, giải pháp cho sự phát triển
Nền kinh tế số có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội. Để kịp thời nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh, đạt mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra, chúng ta cần triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp như: Hoàn thiện cơ chế chính sách, ban hành các chiến lược, chương trình về phát triển kinh tế số, xã hội số; rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật chưa phù hợp, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải dựa trên cơ sở tư duy chuyển đổi số, các quy định pháp luật cần tạo ra cơ sở thuận lợi cho các mô hình kinh doanh mới, các hoạt động kinh tế mới như kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, mô hình kinh tế số…
Đẩy nhanh việc triển khai chương trình xã hội số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số trong doanh nghiệp và phát triển mạnh mẽ xã hội số nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, vừa phát triển thị trường số trước hết là thị trường số nội địa. Việt Nam hiện là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng, là nguồn tài nguyên số quốc gia mà chúng ta cần tìm ra các giải pháp đột phá, xây dựng các nền tảng vượt bậc, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và đưa doanh nghiệp Việt Nam đi ta toàn cầu.
Ngọc Trang