Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (21/01/2022)
Với quan điểm nông nghiệp, nông dân nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là không quan chính gắn với tài nguyên thiên nhiên, nền tảng văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Muc tiêu của Chiến lược đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5-3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao độn nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5-6%/năm; mở rộng và phát triển thị trương, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lêm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm; nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải nhà kính 10% so với năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, đẹp với điều kiện sốn, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chữ, hài hòa với đô thị.
Định hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được đặt ra trong Chiến lược là hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường theo nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm chiến lược; tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững; thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến; phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn; xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống; phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn; xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích nghi với biến đổi khí hậu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Chiến lược xây dựng một số giải pháp trọng tâm như: Tuyền truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động; đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường trong và nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng; đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro; hội nhập và hợp tác quốc tế; đặc biệt, thúc đẩy chuyển đổi số tron lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn, phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain, quản lý nông sản từ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo sự minh bạch thông tin.
Ánh Nguyệt