Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030.
Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã nỗ lực triển khai hiệu quả đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, năm 2019 Sở KH&CN tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia tổ chức hội thảo “Hướng dẫn triển khai, áp dụng TXNG sản phẩm, hàng hóa tại tỉnh Bình Dương” với gần 170 đại biểu các sở, ngành và doanh nghiệp tham dự. Bên cạnh đó, sở đã chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia khảo sát thực tế nhu cầu TXNG sản phẩm, hàng hóa và các vấn đề liên quan trong quý IV-2019 của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I và Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Dược.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG, Bình Dương đã cụ thể hóa, ban hành kế hoạch thực hiện đề án. Theo đó, UBND tỉnh đãban hành Kế hoạch số 3338/KH-UBND để triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020- 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2684/QĐ- UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030. Để bảo đảm ít nhất 70% các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số mã vạch tại tỉnh Bình Dương có hệ thống TXNG đủ điều kiện kết nối với hệ thống quản lý thông tin TXNG của tỉnh; hỗ trợ DN xây dựng, tư vấn và chứng nhận hệthống TXNG sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, với kinh phíhỗtrợdựkiến đến 320 triệu đồng/năm.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Sở KH&CN đã tổ chức 2 đợt tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch số 3338/ KH-UBND ngày 14-7-2020 của UBND tỉnh, tập huấn các quy định về mã số, mã vạch, mã QR code TXNG trong sản xuất và tiêu thụ trên thị trường tại huyện Phú Giáo và Bắc Tân Uyên. Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh với Đề tài “Nghiên cứu thí điểm, áp dụng hệ thống TXNG cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Dương”, do Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia chủ trì thực hiện với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Sở KH&CN phối hợp với UBND huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, TX.Bến Cát và Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về mã số, mã vạch và TXNG hàng hóa, sản phẩm, chủ yếu là các hợp tác xã (HTX), nông dân, doanh nghiệp sản xuất, trang trại, Hội Nông dân và cán bộ nông nghiệp.
Nhờ ứng dụng KH&CN vào sản xuất, năm 2021, sản phẩm dưa lưới của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bình quân hiện nay HTX thu hoạch 30 tấn dưa/vụ, trung bình hơn 1000 tấn/năm, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, HTX đã đăng ký thực hiện TXNG.
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện đề án, bước đầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TXNG nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa. Các chủ trương, định hướng, quy định của Trung ương và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về TXNG ngày càng được hoàn thiện hơn.
Ánh Nguyệt