Đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ phát triển thành phố thông minh Bình Dương (30/09/2023)
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là: "đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo"; đồng thời, xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII là: "đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số".
Để cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản về đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ; các bộ, cơ quan đã và đang tích cực, khẩn trương triển khai các Cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, đất đai, tài chính để kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu quốc gia rất quan trọng, gắn với từng người dân, từng gia đình - tế bào của xã hội, là nền tảng, cơ sở dữ liệu lớn để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc triển khai cơ sở dữ liệu dân cư để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, đất đai, tài chính để kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu quốc gia rất quan trọng, gắn với từng người dân, từng gia đình - tế bào của xã hội, là nền tảng, cơ sở dữ liệu lớn để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Bộ Công an là một trong những bộ, ngành có nhiều nỗ lực và quyết liệt trong chuyển đổi số, đạt được kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận, đã hoàn thành số hóa và lưu trữ tập trung thông tin của hơn 98 triệu dân cư tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, được vận hành thông suốt, hàng ngày bởi hơn 60 nghìn cán bộ, chiến sĩ công an của gần 11.000 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Từ cơ sở dữ liệu quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước có gắn chíp điện tử, đã in và trả hơn 50 triệu thẻ đến tay người dân.
Tình hình triển khai cơ sở dữ liệu dân cư tại Bình Dương đang được quan tâm và phát triển. Để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Bình Dương đã phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2023" đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Đây là một phần trong việc chuyển trạng thái từ quản lý truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ, kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Công an tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng bắt tay vào tham mưu UBND tỉnh triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh. Đã thành lập Tổ công tác triển khai Đề án gồm 23 thành viên và Tổ giúp việc gồm 28 thành viên. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1120/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án, đề ra các mục tiêu, quy định cụ thể lộ trình thực hiện và trách nhiệm của từng ngành, từng đơn vị trong triển khai thực hiện Đề án. Đề án này góp phần chuyển trạng thái từ quản lý truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ, kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Để triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh, cần sự đồng thuận, phối hợp của tất cả các sở, ban, ngành, địa phương. Đề án góp phần chuyển trạng thái từ quản lý truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ, kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Để triển khai Đề án, các thành viên Tổ công tác đã trao đổi, đánh giá các điều kiện về nguồn nhân lực, kỹ thuật, các dịch vụ công thiết yếu... đáp ứng việc triển khai Đề án 1. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao sự chủ động của Công an tỉnh và nhấn mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác là xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử (Công an tỉnh đang thực hiện) và sử dụng các dữ liệu này phục vụ cho chuyển đổi số.
Có thể nói, việc triển khai cơ sở dữ liệu dân cư trên địa bàn tỉnh cũng mang nhiều thách thức, như việc bảo mật thông tin, cần sự hợp tác từ nhiều bộ phận và đối tác khác nhau; và cần phẩn có sự nhận thức và hỗ trợ từ cộng đồng mới mang lại hiệu quả đề ra. Do đó, Bình Dương cần phải xây dựng hệ thống bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo an toàn thông tin của cư dân; thiết lập cơ chế hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp để thu thập và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và cần phải thực hiện các chương trình giáo dục và tạo cơ hội cho cư dân tham gia vào quá trình này.
Việc đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu dân cư là bước quan trọng trong việc xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. Nó không chỉ giúp quản lý hiệu quả hơn mà còn tạo ra nhiều lợi ích cho cư dân và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để thành công, cần phải giải quyết các thách thức về bảo mật, hợp tác và nhận thức từ cộng đồng. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để xây dựng một Bình Dương thông minh, phục vụ phát triển bền vững và mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Lê Thị Gấm