Những hoạt động tiêu biểu của Liên hiệp hội Trong nhiệm kỳ II 2009-2014 (14/07/2014)
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Dương (Liên hiệp hội) được thành lập theo Quyết định số 167/2003/QĐ-UB ngày 25/06/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Đến nay đã trải qua hai kỳ Đại hội. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của Liên hiệp hội đã diễn ra khá sôi nổi, toàn diện, và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể là:
- Liên hiệp hội Bình Dương đã thực hiện các chương trình, dự án nhằm tăng cường đội ngũ trí thức và từng bước nâng cao về số lượng về chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khoa học công nghệ cho đội ngũ trí thức. Đến nay Liên hiệp hội tập hợp được 17 hội thành viên chuyên ngành, phát triển 02 trung tâm trực thuộc, tổng số hội viên hơn 13.528 hội viên là những nhà khoa học, những nhà quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, những kỹ sư, bác sĩ, cử nhân...đây thực sự là lực lượng quan trọng của Đảng, góp phần hình thành nên khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức của tỉnh Bình Dương.
- Thực hiện các chính sách của tỉnh, Liên hiệp hội thường xuyên cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp học tập, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, an ninh quốc phòng; tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị nhằm trau dồi đạo đức, kiến thức, phát huy những bản chất tốt đẹp của người cán bộ; tiến hành triển khai, thực hiện việc cấp kinh phí để đảm bảo hoạt động cho các hội thành viên theo đúng quy định; tạo điều kiện để các hội thành viên tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Cùng với sự phát triển của tỉnh, trong những năm qua số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao, Liên hiệp hội Bình Dương đã tập hợp đoàn kết nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội. Đội ngũ trí thức luôn phát huy vai trò, nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ áp dụng vào vào sản xuất đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thường xuyên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các hội thành viên nhằm nắm bắt kịp thời những ưu, nhược điểm của từng hội thành viên để có định hướng phát triển ưu điểm cũng như khắc phục khuyết điểm kịp thời.
- Thông qua website, Bản tin Đất Thủ của Liên hiệp hội. Liên hiệp hội đã vận động, tập hợp, đoàn kết trí thức trong tỉnh hướng vào việc xây dựng các chương trình KT-XH của tỉnh, tham gia đóng góp vào dự thảo các Văn kiện của Đảng và Nhà nước, tham gia phản biện một số chương trình, để tài, dự án của tỉnh, tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tổ chức thường xuyên hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học của tỉnh.
- Hàng năm, Liên hiệp hội cũng thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, nhằm khuyến khích, tôn vinh trí thức có thành tích trong công tác hoạt động chuyên môn, xét tặng các danh hiệu thi đua như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh... Từ đó tạo động lực thúc đẩy cho đội ngũ trí thức phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước.
Trên cơ sở những nhiệm vụ của mình, trong những năm qua Liên hiệp hội Bình Dương tích cực đẩy mạnh các hoạt động đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Về hoạt động chính trị - xã hội:
Liên hiệp hội thường xuyên tổ chức các buổi đóng góp, lấy ý kiến của trí thức khoa học - công nghệ đối với các chương trình, dự án, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có việc đóng góp ý kiến cho các Dự thảo văn kiện đại hội của Đảng các cấp, đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi luật Đất đai và Dự thảo sữa đổi Hiến pháp năm 1992.
Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và là thế mạnh của hệ thống Liên hiệp hội từ trung ương đến địa phương nhờ vào chức năng tập hợp lực lượng trí thức khoa học và công nghệ cả trong nước lẫn ngoài nước.
Những năm qua, hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả, được đảng và nhà nước đánh giá cao. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam. Từ khi có Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, Liên hiệp hội Bình Dương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 590/UB-VX giao Liên hiệp hội tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm đa ngành. Giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các đề án có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm, đa ngành, đặt yêu cầu Liên hiệp Hội thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, giao Liên hiệp Hội chủ động đề xuất UBND Tỉnh trong việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án mà Liên hiệp Hội hoặc các hội thành viên tham gia.
Từ khi có quyết định 590 của UBND tỉnh, Liên hiệp hội Bình Dương đã thực hiện tư vấn – phản biện, giám định xã hội trong nhiều lĩnh vực như:
Liên hiệp hội đã tư vấn – giám định cho hàng trăm doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh về môi trường, công trình xử lý nước thải, sử dụng tài nguyên nước...
Liên hiệp hội cùng các Hội thành viên tham gia tư vấn, phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học, giải pháp y tế tại bệnh viện Y học cổ truyền và bệnh viện đa khoa tỉnh (Tham gia xét tuyển 03 dự án lớn của tỉnh Bình Dương: Dự án Bệnh viện 1500 giường, Dự án Bệnh viện Nhi, Dự án Bệnh viện Ung Bướu);Tham gia tư vấn, phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực y tế do Sở Khoa học - Công nghệ chủ trì; Tham gia phản biện đồ án quy hoạch kiến trúc Trường Đại học Thủ Dầu Một; Tham mưu đề xuất cho các công trình tham dự giải thưởng Kiến trúc Việt Nam năm 2013; Tham gia nhận xét đánh giá hiện trạng môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất các giải pháp quản lý bụi – khí thải – chất thải rắn, nguy hại; Tham gia trong Hội đồng tư vấn để góp ý các chương trình dự án trong đó có Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015…..
Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Hoạt động tôn vinh những người làm công tác khoa học và công nghệ là cần thiết vừa động viên, vừa hướng dẫn phong trào lao động sáng tạo tiến quân mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Những năm qua, Liên hiệp hội đã chủ trì phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Giáo dục & Đào tạo, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn. Các hoạt động này đã giành được nhiều thắng lợi, nhiều giải pháp đoạt giải thưởng cấp toàn quốc, nhiều cá nhân và tập thể đã được tôn vinh và khen thưởng, nhiều giải pháp, công trình đã và đang được áp dụng đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Cùng với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hoạt động khoa học – công nghệ đang dần tạo ra vai trò và vị thế mới của Liên hiệp hội trong hệ thống chính trị - xã hội tại địa phương, đây là những hoạt động nổi bật được lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ trên địa bàn ghi nhận và đồng tình.
Phổ biến kiến thức và nâng cao trình độ cho hội viên: Việc cung cấp và tiếp nhận thông tin mới đối với người làm công tác khoa học, là một đòi hỏi bức bách và thường xuyên. Liên hiệp hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, báo cáo khoa học như : Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2010 – 2020; Toàn cầu hoá nền kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam; Nền kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra trong điều kiện tỉnh Bình Dương; Một số vấn đề phát triển tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế...
Các Trung tâm trực thuộc Liên hiệp hội tham gia tích cực vào công tác xã hội hoá hoạt động khoa học – công nghệ; giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Về lĩnh vực khoa học – công nghệ, Trung tâm tư vấn – phát triển Bình Dương đã tích cực hỗ trợ, chuyên giao ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Liên hiệp hội cũng còn một số mặt hạn chế sau:
- Liên hiệp hội chưa tổ chức được nhiều hoạt động thể hiện vị trí, vai trò của Liên hiệp hội, chưa được tỉnh giao kinh phí thực hiện các chương trình, dự án quy mô của tỉnh để tập hợp, thu hút đông đảo trí thức tham gia giải quyết những vấn đề lớn, bức xúc của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và công tác trí thức.
- Năng lực tổ chức và phương pháp hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Liên hiệp hội đến các hội thành viên còn yếu so với yêu cầu của tổ chức chính trị - xã hội, vừa có chức năng xã hội nghề nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của Liên hiệp hội và các hội thành viên chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội còn khó khăn, chưa mạnh dạn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành cho triển khai thực hiện đối với các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực của Liên hiệp hội và các hội thành viên còn rất hạn chế, trong đó Văn phòng Liên hiệp hội chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của Liên hiệp hội vì đây là nơi gặp gỡ của trí thức khoa học kỹ thuật của tỉnh.
- Các cơ chế, chính sách tuy đã được đề ra rất cụ thể trong Chỉ thị số 14 CT/TTg và Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với Liên hiệp hội Trung ương và địa phương nhưng chưa được các cấp chính quyền cụ thể hóa, nhất là hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học và cơ chế hỗ trợ về tài chính.
Nguyên nhân :
- Nhận thức của một số cơ quan Đảng, nhà nước về Liên hiệp hội tỉnh chưa đúng với quan điểm của Đảng, đường lối của nhà nước. Vì vậy, những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ. Hành lang pháp lý chưa thuận lợi, đầy đủ cho Liên hiệp hội tỉnh phát triển.
- Chính sách hỗ trợ tài chính cho Liên hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao chưa được quan tâm thực hiện, nhà nước hổ trợ Liên hiệp hội còn khiêm tốn, làm cho tổ chức bộ máy còn thiếu và yếu, nguồn tài chính chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của Liên hiệp hội.
- Bản thân Liên hiệp hội chưa thật sự nâng cao được năng lực để thực hiện đầy đủ vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chức năng của mình; nội dung, phương thức hoạt động chưa phong phú, đa dạng…; chưa chú trọng quảng bá giới thiệu hình ảnh Liên hiệp hội, nên xã hội chưa có nhiều thông tin về Liên hiệp hội tỉnh.
- Năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách Liên hiệp hội còn yếu, thiếu nhạy bén, năng động, sáng tạo, chưa đủ sức để tham mưu giúp việc cho cơ quan, lãnh đạo Liên hiệp hội. Đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm của Liên hiệp hội chủ yếu là cán bộ hưu trí, cán bộ giữ các chức vụ trong các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh nên rất ít thời gian đầu tư cho công tác Liên hiệp hội.
- Nhiều sự chậm trễ, chồng chéo trong việc thể chế hoá chỉ thị, nghị quyết của Đảng về mặt Nhà nước đã có tác động đến tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức.
Đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành qui chế sữa đổi về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam, làm cho hoạt động này cũng gặp trợ ngại.
Nguyễn Xuân Ngàn – PCT Liên hiệp hội