Trồng rau bằng phương pháp thủy canh – niềm đam mê của một thanh niên trẻ (14/07/2014)
Biết đến anh trong dịp tham quan các trại trồng rau thủy canh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, càng tiếp xúc với con người này, bạn sẽ không khỏi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau bằng phương pháp thủy canh. Với tính cách chân thật theo kiểu nông dân chân chất, say xưa nói về thủy canh như đã thấm sâu vào máu đã làm cho người tiếp xúc với anh thấu hiểu được nghị lực phấn đấu quyết tâm để thực hiện niềm đam mê của anh.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm, anh Giang Mạnh Tuấn sinh năm 1982, sau khi ra trường cũng đã trãi nghiệm ở một số công ty với công việc mà nhiều sinh viên ra trường mong đợi. Nhưng xuất phát từ niềm đam mê trồng rau bằng phương pháp thủy canh, sau thời gian tìm hiểu, tự thí nghiệm anh từ bỏ công việc hiện tại để thực hiện niềm đam mê đó và đã tự xây dựng cho mình một trại rau trồng bằng phương pháp thủy canh tại phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một. Trãi qua giai đoạn đầu khó khăn trong hoạt động doanh thu, thị trường cho trại rau của mình, nhưng anh Tuấn vẫn cố gắn duy trì hoạt động sản xuất, đồng thời nghiên cứu tìm tòi cách bảo quản, chế biến rau thủy canh để đảm bảo sử dụng ngon miệng và thành phần dinh dưỡng đến người tiêu dùng. Nhờ sự cố gắn nổ lực ấy, mà khách hàng ngày càng tìm đến trại rau của anh ngày một đông hơn.
Với mô hình trồng rau thủy canh tĩnh dạng hồ có ưu điểm tiết kiệm được phân bón, nhân công lao động, nhưng trãi qua thời gian thực hiện anh thấy rằng mô hình này vẫn chưa đạt được năng suất tối ưu do chưa tận dụng hết khoảng không gian bên trên còn lại trong trại. Anh lại tiếp tục nỗ lực học hỏi, tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tăng năng suất, tận dụng khoảng trống còn lại trong trại, anh đã thành công với mô hình trồng rau thủy canh hình trụ đứng, với mô hình này đã giúp năng suất trồng rau của anh tăng lên gấp 9 lần so với mô hình cũ, cùng diện tích.
Anh Giang Mạnh Tuấn và trại rau trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh dạng hồ
Anh Giang Mạnh Tuấn và hệ thống thủy canh hồi lưu hình trụ
Mô hình thủy canh dạng trụ
Mô hình trồng rau thủy canh tận dụng chai nhựa phế thải
Anh Tuấn cho biết: “Cái khó là vốn đầu tư ban đầu cho nhà màng rất cao, đã thế giá rau sạch bán ra cao, khó cạnh tranh trong thị trường, nên nói về hiệu quả thì trồng rau bằng phương pháp này thì mang lại hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên sau một thời gian cố gắn duy trì hoạt động của trại rau thủy canh dạng hồ, tôi đã nắm bắt một cách kỹ càng về kỹ thuật trồng, thành phần dinh dưỡng, quy trình trồng thích hợp cho từng loại rau. Tôi cũng đã suy nghĩ đến việc tận dụng các khoảng trống để nâng cao năng suất, giảm giá thành rau bán ra. Và với mô hình hình trụ hiện nay đã mang lại cho tôi sự thành công đáng kể trong việc nâng cao năng suất, và sử dụng loại giá thể mới là mút cũng đã giúp anh giảm đi nhiều tỷ lệ bệnh trên cây.”
Với diện tích 500 m2 cho một nhà màng trồng rau bằng phương pháp thủy canh hồi lưu của anh Tuấn, vốn đầu tư cho cả hệ thống gồm nhà màng, hệ thống ống trụ, hệ thống tưới, làm mát khoảng 400.000 triệu đồng, trong hai năm anh đã thu hồi vốn.
Trại rau của anh cũng đã hỗ trợ cho các bạn sinh viên có nơi để thí nghiệm, thực tập và cũng giải quyết được phần nào lao động nhàn rỗi địa phương. Hiện nay anh Tuấn đang hoạt động sản xuất cả 2 mô hình, anh cũng đang cho nhân rộng mô hình thủy canh hình trụ trên địa bàn Thủ Dầu Một.
Lê Phương