Thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân nhi từ 6 - 60 tháng tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2016 (20/12/2017)
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Suy sinh dưỡng là yếu tố nguy cơ tăng biến chứng bệnh lý hoặc dẫn đến tử vong khi nhập viện. Nghiên cứu này đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và mức độ nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân nhi nhập viện từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, cũng như thống kê được tỉ lệ bệnh nhân nhi mất cân, mức độ mất cân trong khi nằm viện và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 564 bệnh nhân nhi nhập viện thông qua đánh giá dinh dưỡng qua các chỉ số nhân trắc và bảng đánh giá dinh dưỡng bệnh nhân nhi toàn cầu (SGNA)
Kết quả: Tỉ lệ của bệnh nhân nhi nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng cấp tính tương ứng là 12,06%, 25,53% và 10,82%. Đa số trẻ suy dinh dưỡng nằm trong độ tuồi từ 6 - 24 tháng. Dựa vào SGNA, có 32,62% trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng khi nhập viện. Có 55,32% trẻ nằm viện trong khoảng 3-5 ngày. Đa số các trẻ nhập viện ăn giảm so với nhu cầu cần thiết hằng ngày.
Kết luận: Có đến 32,62% trẻ nhập viện từ 6-60 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGNA. Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ khi mới nhập viện để hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện.
ASSESSMENT OF NUTRITIONAL STATUS IN HOSPITALIZED CHILDREN AGED 6-60 MONTHS AT PEDIATRIC DEPARTMENT IN BINH DUONG HOSPITAL IN 2016
Background and aims: Malnutrition can increase morbidity or mortality in hospitalized patients. This study aimed not only to assess the prevalence of malnutrition and nutritional risk in hospitalized children aged 6 months to 60 months, but also to percentage of pediatric patients with changed weight, changed weight levels while hospitalized and to identify any associated factors.
Methods: Nutritional status and risk was defined in 564 hospitalized children using anthropometry and a Subjective Global Nutrition Assessment (SGNA).
Results: The frequency of wasted, stunted, acute malnutrition of pediatric was 12.06%, 25.53%, and 10.82% respectively. Almost of the undernourished children were aged less than 24 months of age. Based on their SGNAs, 32.62% of the children assessed were at risk of nutritional deterioration. There are 55.32% children hospitalized in about 3-5 days. Almost hospitalized children only ate less than diet everyday
Conclusions: Based on their SGNAs, there are 32.62% of hospitalized children were risk. Need to focused nutritional assessment when children hospitalized to decrease complications, shorten the hospitalized time
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Suy dinh dưỡng trẻ em là sự mất cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng và lượng nhập vào ở trẻ, dẫn đến việc thâm hụt tích lũy năng lượng, protein hoặc vi chất dinh dưỡng, có thể gây ảnh hưỡng tiêu cực đến sự tăng trưởng, phát triển và những vấn đề có liên quan khác ở trẻ” [19]. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự hồi phục của các cơ quan, tăng khả năng xảy ra biến chứng do suy giảm miễn dịch, suy giảm sức đề kháng, tăng chi phí điều trị cho bệnh bệnh nhân. Đã có không ít bệnh nhân tử vong không phải do bệnh mà do suy kiệt, thiếu hụt dinh dưỡng [11].
Tầm soát và đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân ngay khi nhập viện đóng vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm sự thiếu hụt dinh dưỡng và hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời để hạn chế hậu quả do suy dinh dưỡng gây ra. Tuy nhiên, việc tầm soát, đánh giá và bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhi nói riêng - đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng không những cho mọi hoạt động sống mà còn để trẻ lớn lên và phát triển mỗi ngày - vẫn chưa được chú trọng thỏa đáng.
Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân nhi từ 6 - 60 tháng tuổi tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương” bằng 2 phương pháp: Đánh giá SGNA [14,15,18,20] và đo các chỉ số nhân trắc, với mục tiêu xác định tỉ lệ bệnh nhân nhi suy dinh dưỡng khi nhập viện và xác định tỉ lệ bệnh nhân nhi có thay đổi cân nặng, mức độ thay đổi cân nặng trong thời gian nằm viện và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng - thay đổi cân nặng khi nằm viện.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi có 1 bệnh cấp tính nhập khoa Nhi trong vòng 24 giờ (ngoại trừ những bệnh nhân hôn mê, thở máy, liệt,...)
Cỡ mẫu:
n là số lượng cần điều tra, Z21-α/2 p (1 - p): độ tin cậy 95%, Z=1,96, p: ước tính tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong bệnh viện là 26,7% (Giả thiết nhóm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 3 lần nhóm trẻ em suy dinh dưỡng tại cộng đồng là 8,9%[1]), d là sai số cho phép 4% (ước tính tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong bệnh viện không cao hơn hay thấp hơn 4% so với tỉ lệ thật trong toàn dân số). Cộng thêm tỉ lệ 20% các trường hợp trẻ chuyển khoa, chuyển viện hoặc trốn viện. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 564 đối tượng.
KẾT QUẢ
Bảng 1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nhi 6 - 60 tháng tuổi nhập tại khoa Nhi (n=564)
Chỉ số
|
Tần suất
|
Tỉ lệ %
|
Giới tính
Nam
Nữ
|
333
231
|
59,04
40,96
|
Tuổi
6 - dưới 24 tháng
24 - 60 tháng
|
337
227
|
59,75
40,25
|
Bệnh
|
|
|
Tiêu hóa
|
220
|
39,01
|
Nhiễm
|
167
|
29,61
|
Hô hấp
|
118
|
20,92
|
Bệnh kết hợp
Khác
|
33
26
|
5,85
4,61
|
Thời gian nằm viện
|
|
|
≤ 2 ngày
|
43
|
7,62
|
3-5 ngày
|
312
|
55.32
|
6-10 ngày
|
186
|
32,98
|
>10 ngày
|
23
|
4,08
|
Bảng thống kê cho thấy tỉ lệ chiếm đa số là trẻ trong độ tuổi 6-24 tháng tuổi và trẻ trai chiếm 59,04%. Đa số trẻ nhập viện do bệnh tiêu hóa là 39,01%. Thời gian nằm viện đa số là 3-5 ngày.
A. KHI NHẬP VIỆN:
Bảng 2: Trạng dinh dưỡng bệnh nhi 6 - 60 tháng tuổi theo Z-score và theo SGNA
Số đo nhân trắc và tỉ lệ suy dinh dưỡng
|
6 tháng- < 24 tháng
(n=337)
|
24-60 tháng
(n=227)
|
Tổng (n=564)
|
P value
|
Cân nặng hiện tại (TB SD
|
8,0 ± 6,31
|
13,63 ± 5,68
|
|
|
Chiều cao/chiều dài hiện tại (TB SD)
|
56,95 ± 31,6
|
84,50 ± 31,98
|
|
|
SDD theo SGNA
|
124 (36,8)
|
60 (26,43)
|
184 (32,62)
|
P=0,01
|
SDD nhẹ cân
|
41 (40,6)
|
27 (11,89)
|
68 (12,06)
|
P= 0,923
|
SDD thấp còi
|
94 (27,89)
|
50 (22,03)
|
144 (25,53)
|
P = 0,11
|
SDD cấp tính
|
36 (10,68)
|
25 (11,01)
|
61 (10,82)
|
P = 0,901
|
Bảng thống kê cho thấy dựa theo phương pháp đo nhân trắc có 25,53% trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, 12,06% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, 10,82% trẻ suy dinh dưỡng cấp tính và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về các thể suy dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc (P > 0,05). Tuy nhiên, có đến 32,62% trẻ khi nhập viện có tỉ lệ suy dinh dưỡng theo công cụ đánh giá SGNA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai nhóm tuổi về tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGNA (P < 0,05).
Bảng 3: Triệu chứng dạ dày - ruột và thay đổi nhu cầu dinh dưỡng xuất hiện ở bệnh nhi 6-60 tháng nhập viện tại khoa Nhi theo từng nhóm tuổi
Đặc điểm
|
6 tháng- < 24 tháng
|
24-60 tháng
|
Tổng cộng
|
P value
|
Triệu chứng dạ dày ruột
|
|
|
|
|
Có
|
194 (57,74)
|
108 (47,58)
|
302 (53,64)
|
P = 0,018
|
Không
|
142 (42,26)
|
119 (52,42)
|
261 (46,36)
|
Sụt giảm nhu cầu dinh dưỡng
|
|
|
|
|
Có
|
287 (85,42)
|
184 (81,06)
|
471 (83,66)
|
P = 0,170
|
Không
|
49 (14,58)
|
43 (18,94)
|
92 (16,34)
|
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về xuất hiện triệu chứng dạ dày ruột. (P < 0,05). Trẻ 6-24 tháng sụt giảm nhu cầu dinh dưỡng chiếm đa số với 85,42%.
Bảng 4: Sút cân trước khi nhập viện trên bệnh nhi 6-60 tháng mới nhập tại khoa Nhi
Thay đổi cân nặng
|
6 tháng- < 24 tháng
|
24-60 tháng
|
Tổng cộng
|
P value
|
Có sút cân
|
63(18,75)
|
36(15,93)
|
99(17,62)
|
P=0,389
|
Không sụt cân
|
273(81,25)
|
190(84,07)
|
463(82,38)
|
Bảng thống kê cho thấy khi mới nhập viện chỉ có 17,62% trẻ đã sụt cân trước đó tại nhà và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về mức sút cân trước khi nhập viện.
Bảng 5: Bảng thay đổi khả năng vận động của bệnh nhi 6-60 tháng trong khi nhập viện tại khoa Nhi
Đặc điểm
|
6 tháng- < 24 tháng
|
24-60 tháng
|
Tổng cộng
|
P value
|
Bình thường
|
48 (14,29)
|
53 (23,35)
|
101 (17,94)
|
P < 0,01
|
Có hạn chế vận động
|
288 (85,71)
|
174 (76,65)
|
462 (82,06)
|
Đa số trẻ đều thay đổi khả năng vận động, trong đó nhóm trẻ 24-60 tháng tuổi hạn chế khả năng vận động nhiều nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi (p<0,05)
B. KHI XUẤT VIỆN:
Biểu đồ 6: Biểu đồ thay đổi cân nặng trên bệnh nhi 6-60 tháng từ khi nhập viện đến khi xuất viện tại khoa Nhi
Có 24,93% trẻ sút cân khi xuất viện, trong đó trẻ 6 -24 tháng sút cân chiếm 43,03%. Trong nhóm tăng cân khi xuất viện, có đến 47,58% là trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về mức thay đổi cân nặng trong khi nhập viện đến khi xuất viện.(P < 0,01).
Bảng 7: Thay đổi cân nặng trung bình của bệnh nhi 6-60 tháng trong khi nhập viện tại khoa Nhi theo từng nhóm tuổi (gram)
Đặc điểm
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
Min
|
Max
|
6 tháng- 24 tháng
|
-133,17
|
54,61
|
-174
|
-187
|
24 tháng- 60 tháng
|
167,969
|
55,99
|
156
|
194
|
Trẻ 6-24 tháng thay đổi cân nặng trung bình là – 133,17 ± 54,61 gram cân nặng, ở độ tuổi 24-60 tháng tuổi thay đổi cân nặng trung bình 167,97 ± 55,99.
Biểu đồ 1 Biểu đồ thay đổi cân nặng của bệnh nhi 6 - 60 tháng tuổi trong khi nằm viện tại khoa Nhi phân theo số ngày nằm viện
Trẻ nằm viện trong vòng 3-5 ngày thay đổi cân nặng nhiều nhất (52,79% trẻ giảm cân, 59,46% trẻ không thay đổi, 53,85% trẻ tăng cân).
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ mức độ thay đổi cân nặng theo từng nhóm bệnh của bệnh nhi 6 -60 tháng trong khi nằm viện tại khoa Nhi.
Trẻ trong nhóm bệnh tiêu hóa cân nặng thay đổi nhiều nhất (19,80% trẻ giảm cân, 26,49% trẻ không thay đổi cân nặng và 16,48% trẻ tăng cân.
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN.
Tỉ lệ của bệnh nhân nhi nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng cấp tính là 12,06%; 25,53% và 10,82%, cao hơn so với nghiên cứu trên cùng đối tượng của Phạm Văn Phong, Nguyễn Thị Ngọc Bé thực hiện năm 2013 tại bệnh viện Đak Lắk với tỉ lệ tương ứng là 6,7%; 26,7% và 6,7% [4]. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng tại tỉnh năm 2013 là 8,9% [1]. Như vậy, trẻ có bệnh và nhập viện sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai nhóm tuổi về tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGNA (P<0,05) khi có đến 36,62% trẻ khi nhập viện có nguy cơ suy dinh dưỡng theo công cụ đánh giá SGNA, thấp hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện nhi trung ương của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 là 44,1%. Sự chênh lệch này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ 6 - 60 tháng tuổi trong khi nghiên cứu tại Bệnh viện nhi trung ương là toàn bộ trẻ dưới 15 tuổi. Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo SGNA phát hiện được tỉ lệ trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng (32,62%) cao hơn so với đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhi theo các chỉ số nhân trắc cổ điển. Điều này cho thấy công cụ đánh giá dinh dưỡng phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ nhập viện cao hơn so với các chỉ số nhân trắc cổ điển. Thực trạng nhằm cảnh báo tình trạng dinh dưỡng chung của bệnh nhân nhi khi nhập viện tại khoa Nhi.
Tỉ lệ giảm ăn so với nhu cầu chiếm rất cao, trong 85,42 % trẻ là 6-24 tháng. Những trẻ độ tuổi này, chưa ăn dặm và nguồn dinh dưỡng chỉ được bổ sung qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy nếu trẻ bệnh và từ chối bú sữa, thì cần phải tìm cách bổ sung dinh dưỡng sớm nhất cho trẻ. Điều này cho thấy tầm quan trọng việc tăng cường và bổ sung dinh dưỡng sớm cho trẻ nằm viện, nhất là trẻ ở độ tuổi 0-24 tháng.
Có 55,32% trẻ nằm viện trong khoảng 3-5 ngày. Có đến 83,66% các trẻ nhập viện ăn không đủ nhu cầu cần thiết hằng ngày, cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 là 52,2% [2,3]. Trẻ nằm viện trong vòng 3-5 ngày thay đổi cân nặng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ những bệnh lý cấp tính dễ làm trẻ giảm ăn đột ngột và thiếu cung cấp dinh dưỡng hơn so với những trẻ nằm viện vì những bệnh lý mạn tính dẫn đến tình trạng sụt giảm cân nặng đột ngột và nhanh hơn.
Nghiên cứu cho thấy khi mới nhập viện chỉ có 17,62% trẻ đã sụt cân trước đó tại nhà và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về mức sút cân trước khi nhập viện. Trong khi nằm viện, có đến 24,93% trẻ sút cân khi xuất viện, trong đó trẻ 6 -24 tháng sút cân chiếm 43,03%. Trong nhóm tăng cân khi xuất viện, có đến 47,58% là trẻ từ 24-60 tháng tuổi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi về mức thay đổi cân nặng trong khi nhập viện đến khi xuất viện (P<0.01).
Trẻ trong nhóm bệnh tiêu hóa cân nặng thay đổi nhiều nhất so với các nhóm còn lại. Như vậy những trẻ mắc bệnh tiêu hóa sẽ dễ ảnh hưởng đến sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ trong nhóm bệnh này dễ thay đổi cân nặng khi xuất việt so với lúc nhập viện.
KHUYẾN NGHỊ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhi ngay từ khi nhập viện và cần phải có mẫu đánh giá toàn diện cho trẻ vì đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số nhân trắc vẫn chưa đủ. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ cho hiệu quả công tác điều trị và hạn chế biến chứng cũng như rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân nhi. Qua đó, nghiên cứu sẽ là tiền đề giúp cho Ban lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng kết hợp với Khoa Dinh dưỡng để có những biện pháp thích hợp để can thiệp dinh dưỡng ngay từ khi bệnh nhân nhập viện và cải thiện dinh dưỡng kịp thời, giúp giảm thiểu hậu quả của Suy dinh dưỡng gây ra cũng như đề ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân, thân nhân và cả nhân viên y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2014) Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm, viendinhduong.vn, http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx, 28/04/2016.
2. Nguyễn Đỗ Huy, Vũ Minh Thục (2009) "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 6-60 tháng tuổi trong bệnh viện bằng phương pháp nhân trắc và SGA". Tạp chí Y tế công cộng, 27 (27), 11-15.
3. Phạm Thị Thu Hương, Phạm Thị Lâm (2009) Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân nhi tại một số khoa bệnh viện Nhi Trung Ương, Viện Dinh dưỡng.
4. Phạm Văn Phong, Nguyễn Thị Ngọc Bé (2013) Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk, Khoa Y Dược - Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk, 1-8.
6. Huhmann M. B., August D. A. (2008) "Review of American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (ASPEN) Clinical Guidelines for Nutrition Support in Cancer Patients: nutrition screening and assessment". Nutr Clin Pract, 23 (2), 182-8.
9. A. S. Detsky, J. R. McLaughlin, J. P. Baker, N. Johnston, S. Whittaker, R. A. Mendelson, K. N. Jeejeebhoy (1987) "What is subjective global assessment of nutritional status?". JPEN J Parenter Enteral Nutr, 11 (1), 8-13.
11. Edington J., Boorman J., Durrant E. R., Perkins A., Giffin C. V., James R., Thomson J. M., Oldroyd J. C., Smith J. C., Torrance A. D., Blackshaw V., Green S., Hill C. J., Berry C., McKenzie C., Vicca N., Ward J. E., Coles S. J. (2000) "Prevalence of malnutrition on admission to four hospitals in England. The Malnutrition Prevalence Group". Clin Nutr, 19 (3), 191-5.
14. Secker D. J., Jeejeebhoy K. N. (2012) "How to perform Subjective Global Nutritional assessment in children". J Acad Nutr Diet, 112 (3), 424-431.e6.
15. White M., Lawson K., Ramsey R., Dennis N., Hutchinson Z., Soh X. Y., Matsuyama M., Doolan A., Todd A., Elliott A., Bell K., Littlewood R. (2016) "Simple Nutrition Screening Tool for Pediatric Inpatients". JPEN J Parenter Enteral Nutr, 40 (3), 392-8.
18. Vermilyea S., Slicker J., El-Chammas K., Sultan M., Dasgupta M., Hoffmann R. G., Wakeham M., Goday P. S. (2013) "Subjective global nutritional assessment in critically ill children". JPEN J Parenter Enteral Nutr, 37 (5), 659-66.
20. N. Wonoputri, J. T. Djais, I. Rosalina (2014) "Validity of nutritional screening tools for hospitalized children". J Nutr Metab, 2014, 143649.