Hội chứng ống cổ tay - nguyên nhân và cách phòng ngừa (15/12/2015)
Hội chứng ống cổ tay (còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa), có tên khoa học là Carpal tunnel syndrome - là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp (https://vi.wikipedia.org).
Theo đó, hội chứng này có thể gặp ở mọi độ tuổi và thường gặp ở những người lao động đặc biệt thường gặp ở nhóm nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài. Những người làm việc tư thế cổ tay gập, dùng nhiều động tác lắc cổ tay, hoặc làm các nghề đòi hỏi phải cử động tay liên tục những người sử dụng máy có rung chuyển khi vận hành. Những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những người làm công việc cần phải nắm hay gập cổ tay thường xuyên. Một thống kê cho thấy có đến 1/2 trường hợp hội chứng ống cổ tay xảy ra ở người lao động phải sử dụng tay nhiều trong các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên trong đó lao động bằng tay là những nhóm gặp nguy cơ cao. (https://vi.wikipedia.org).
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho hội chứng ống cổ tay và không có nguyên nhân nào gọi là duy nhất. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân khiến hội chứng ống cổ tay tiến triển nặng hơn như:
- Di truyền: Đây là yếu tố quan trọng và đặc biệt đối với một số người có ống cổ tay nhỏ hơn người khác và đặc điểm này có thể mang yếu tố gia đình.
- Nghề nghiệp (Nhân viên văn phòng, nhân viên đánh máy tính, nhà báo, biên tập viên…): Thường phải vận động cổ bàn tay lặp đi, lặp lại nhiều lần.
- Người lớn tuổi
- Yếu tố bệnh lý (đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…)
- Thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ
Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách từ từ và thường nặng hơn ở tay thuận. Trước hết, chúng ta sẽ có cảm giác tê, dị cảm và đau bàn tay; có cảm giác như châm chích chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1/2 ngón đeo nhẫn; cảm thấy đau lan lên cánh tay, vai. Và các triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm.
Đối với ban ngày, triệu chứng thường xảy ra khi chúng ta đang cầm nắm một vật gì đó (như điện thoại hoặc khi đọc sách hoặc lái xe). Theo thời gian, các triệu chứng này lại xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn, tạo cảm giác cho bệnh nhân nhận thấy bàn tay của mình trở nên vụng về, yếu và mất tinh tế như khó viết, khó cài khuy áo. Và ở một số người, dây thần kinh trung tuyến có thể bị chèn ép ngày một nhiều hơn, làm cho cơ ở ngón cái bị yếu hoặc bị tổn thương vĩnh viễn.
Nếu khi bệnh nhân phát hiện được bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể chữa trị bằng các loại thuốc đặc trị, đeo nẹp tay hỗ trợ hoặc ngưng làm các động tác có thể làm nặng triệu chứng và nếu phát hiện bệnh vào giai đoạn cuối thì biện pháp duy nhất chúng ta có thể thực hiện là làm phẫu thuật nhằm giải phóng dây thần kinh khỏi bị chèn ép là phương pháp điều trị tối ưu.
Đồng thời, người mắc hội chứng này cần thực hiện giữ gìn vệ sinh lao động đối với đôi bàn tay của mình. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống Omega 3 làm tan mỡ, uống Vitamin 3 B giúp lưu thông thần kinh tốt; tập thể dục thư giãn cổ tay; cần điều trị các bệnh lý có thể gây hẹp ống cổ tay.
Ngọc Loan (tổng hợp khampha.vn)